tailieunhanh - Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội

(NB) Để du lịch phát triển, các doanh nghiệp không chỉ cần một đội ngũ nhân viên phục vụ lành nghề mà còn phải có kỹ năng giao tiếp ứng xử. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời, bổ sung các kỹ năng mềm cho người học. Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh được biên soạn nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và thực tiễn cần thiết về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống và trong hoạt động kinh doanh du lịch. Giáo trình gồm có 6 chương và được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 sau đây. | BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI ThS. Vũ Việt Dũng ThS. Bùi Tất Hiếu BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI TS. Nguyễn Trùng Khánh ThS. Phan Thị Hiền Thu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH NGÀNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG TIẾNG ANH. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Lưu hành nội bộ Ban hành kèm theo Quyết định số . QĐ-CDDLHN ngày .tháng .năm . của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội HÀ NỘI 2018 LỜI GIỚI THIỆU Du lịch được xem là ngành quot công nghiệp không khói quot đầy tiềm năng của đất nước. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cũng như đa dạng hóa các dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn để thu hút du khách. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề mang tính cốt lõi trong việc thu hút khách du lịch là văn hóa giao tiếp giữa nhân viên với du khách. Bởi trong hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn là hoạt động giao tiếp giữa nhân viên phục vụ và khách du lịch nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào văn hóa giao tiếp của mỗi cá nhân cụ thể. Để du lịch phát triển các doanh nghiệp không chỉ cần một đội ngũ nhân viên phục vụ lành nghề mà còn phải có kỹ năng giao tiếp ứng xử. Đáp ứng nhu cầu của xã hội các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời bổ sung các kỹ năng mềm cho người học. Chính vì thế giao tiếp đã trở thành môn học cơ sở ngành quan trọng được áp dụng trong tất cả các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên bộ môn này chỉ mang tính khái quát chưa đi sâu vào hoạt động giao tiếp trong từng lĩnh vực cụ thể nhất là hoạt động giao tiếp trong du lịch. Trước thực trạng đó Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN