tailieunhanh - Nghiên cứu về việc lựa chọn chủ ngữ thể hiện điểm nhìn của người Việt học tiếng Nhật khi kể chuyện theo các ngôi kể khác nhau

Bài viết này nhằm mục đích phân tích xu hướng lựa chọn ‘chủ ngữ thể hiện điểm nhìn’ khi kể chuyện bằng tiếng Nhật của người Nhật và người Việt học tiếng Nhật theo các ngôi kể khác nhau bằng phương pháp so sánh cách kể chuyện theo tranh vẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với kể chuyện theo ngôi thứ ba, khi kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, người Việt học tiếng Nhật lựa chọn chủ ngữ là nhân vật “tôi” tăng lên, tính cố định chủ ngữ cao hơn; Năng lực tiếng Nhật càng cao thì sự cố định chủ ngữ càng cao. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5 Số 2 2021 NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LỰA CHỌN CHỦ NGỮ THỂ HIỆN ĐIỂM NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG NHẬT KHI KỂ CHUYỆN THEO CÁC NGÔI KỂ KHÁC NHAU Đặng Thái Quỳnh Chi Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Nhận bài 18 08 2020 Hoàn thành phản biện 22 09 2020 Duyệt đăng 31 08 2021 Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích xu hướng lựa chọn chủ ngữ thể hiện điểm nhìn khi kể chuyện bằng tiếng Nhật của người Nhật và người Việt học tiếng Nhật theo các ngôi kể khác nhau bằng phương pháp so sánh cách kể chuyện theo tranh vẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với kể chuyện theo ngôi thứ ba khi kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất người Việt học tiếng Nhật lựa chọn chủ ngữ là nhân vật tôi tăng lên tính cố định chủ ngữ cao hơn năng lực tiếng Nhật càng cao thì sự cố định chủ ngữ càng cao. Kết quả này góp phần quan trọng vào việc tìm ra hướng luyện tập phù hợp để xây dựng ý thức lựa chọn chủ ngữ khi kể chuyện bằng tiếng Nhật của người học theo xu hướng gần với người bản xứ hơn. Từ khóa Chủ ngữ điểm nhìn kể chuyện 1. Mở đầu Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến cách diễn đạt bằng tiếng Nhật của người nước ngoài học tiếng Nhật không được tự nhiên là do sự khác biệt trong cách đặt điểm nhìn ngôn ngữ Tashiro 1995 Kim 2001 . Có thể căn cứ vào nhiều yếu tố ngữ pháp khác nhau như thì thể giới từ để xác định điểm nhìn của người nói trong phát ngôn. Trong đó chủ ngữ là hạt nhân của điểm nhìn có nghĩa là chủ ngữ - đối tượng mà người nói đặt điểm nhìn vào để biểu đạt các tương quan trong phát ngôn rất quan trọng. Vì thế nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu cách lựa chọn chủ ngữ thể hiện điểm nhìn của người Việt học tiếng Nhật có sự khác biệt như thế nào so với người Nhật tùy theo năng lực tiếng Nhật và tùy theo cách chỉ thị ngôi kể. Từ đó đưa những kiến nghị phù hợp để người Việt học tiếng Nhật có cách lựa chọn chủ ngữ thể hiện điểm nhìn gần với người bản xứ hơn. 2. Cơ sở lý luận Về điểm nhìn của chủ ngữ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.