tailieunhanh - Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt nam luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, . Song với tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, dân tộc ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài giảng này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chiến tranh nhân dân cũng như những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc. Mời các bạn cùng tham khảo. | MỞ ĐẦU Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước dân tộc Việt nam luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự kinh tế khoa học công nghệ . Song với tinh thần đoàn kết lòng yêu nước ý chí kiên cường với cách đánh mưu trí sáng tạo dân tộc ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng Như Nguyệt Chương Dương Hàm Tử Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc của quân dân ta lại được phát huy lên một tầm cao mới và phương thức chiến tranh nhân dân trở thành một nét đặc sắc trong lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta lại càng có giá trị hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. Bài giảng được biên soạn dựa trên cơ sở Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh tập một dùng cho đại học cao đẳng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2014. 1 Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC I. KHÁI NIỆM. Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước nhất là tiềm lực về quốc phòng an ninh nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta. II. MỤC ĐÍCH ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC. 1. Mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa bảo vệ Đảng Nhà nước nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. a Đối tượng tác chiến Trong xu thế hội nhập hiện nay việc phân biệt đối tượng và đối tác cần phải phân biệt rõ đâu là đối tượng tác chiến của ta và đâu là đối tác làm ăn với chúng ta. Ví dụ .
đang nạp các trang xem trước