tailieunhanh - Đổi mới tư duy quản lý kinh tế – Nhìn từ những lần sửa đổi luật doanh nghiệp

Bài viết chứng minh rằng, các đạo luật về doanh nghiệp không chỉ là kết quả của sự chuyển hướng quản lý sang nền kinh tế thị trường, mà còn là công cụ để thuận lợi hóa cơ hội tham gia thị trường cho nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông/thành viên/chủ sở hữu, tôn trọng quyền tự chủ của chủ thể kinh doanh và tăng cường hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. | ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ KINH TẾ NHÌN TỪ NHỮNG LẦN SỬA ĐỔI LUẬT DOANH NGHIỆP ThS Tô Thị Đông Hà TÓM TẮT Luật Doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua 4 lần sửa đổi. Mỗi phiên bản của đạo luật này là một sự đột phá là một cuộc cách mạng. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính các quy định pháp luật cụ thể bài viết đặt mục tiêu làm rõ sự phát triển tích cực về tư duy quản lý kinh tế của Nhà nước ta thể hiện trong các phiên bản Luật Doanh nghiệp. Bài viết chứng minh rằng các đạo luật về doanh nghiệp không chỉ là kết quả của sự chuyển hướng quản lý sang nền kinh tế thị trường mà còn là công cụ để thuận lợi hóa cơ hội tham gia thị trường cho nhà đầu tư bảo vệ cổ đông thành viên chủ sở hữu tôn trọng quyền tự chủ của chủ thể kinh doanh và tăng cường hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra một số tồn tại chính cản trở việc đưa những quy định tiến bộ của Luật Doanh nghiệp vào đời sống kinh doanh. Từ khóa Đổi mới tư duy Luật Doanh nghiệp quản lý kinh tế sửa đổi luật. 1. Giới thiệu Văn bản luật đầu tiên về doanh nghiệp ở Việt Nam là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành năm 1990. Đây là hai đạo luật đánh dấu sự chính thức thừa nhận về mặt pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân đoạn tuyệt với nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Kể từ đó cho đến nay đạo luật về doanh nghiệp đã qua 4 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1999 2005 2014 và năm 2020. Nhằm so sánh và hệ thống hóa các thành tựu mà các đạo Luật Doanh nghiệp đạt được sau mỗi lần sửa đổi như là kết quả của tiến trình đổi mới tư duy quản lý kinh tế của Nhà nước ta đồng thời chỉ ra những rào cản cần tiếp tục gỡ bỏ để quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp thực sự được giải phóng tiệm cận với quan niệm của thế giới bài viết hy vọng góp thêm ý kiến nhỏ cho công tác xây dựng và thực hiện pháp luật về doanh nghiệp trong thời gian tới. 2. Tổng quan nghiên cứu cơ sở lý thuyết Đổi mới tư duy quản lý kinh tế là chủ đề được nhiều công .