tailieunhanh - Các hợp đồng nên giao kết giữa tổ chức tín dụng và khách hàng khi tài sản bảo đảm không phải của người vay vốn

Bài viết phân tích cơ sở pháp lý nhằm xác định các hợp đồng cần giao kết trong trường hợp tài sản bảo đảm không phải của người vay vốn, bình luận tính pháp lý của các hợp đồng giao kết trên thực tế đối với trường hợp này; Từ đó, tác giả đề xuất các hợp đồng nên giao kết trong trường hợp tài sản bảo đảm không phải của người vay vốn và một số kiến nghị. | Tạp chí Khoa học Trường Đại học Phú Yên Số 28 2021 41-46 41 CÁC HỢP ĐỒNG NÊN GIAO KẾT GIỮA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ KHÁCH HÀNG KHI TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHÔNG PHẢI CỦA NGƯỜI VAY VỐN Nguyễn Thị Dịu Hiền Học viện Ngân hàng Phân viện Phú Yên Ngày nhận bài 12 09 2021 Ngày nhận đăng 06 10 2021 Tóm tắt Khi vay vốn thông thường người vay vốn sẽ dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên không ít các trường hợp trên thực tế tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ không phải của người vay vốn. Quy định của pháp luật hiện tại cho trường hợp này chưa có sự rõ ràng thống nhất ở các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý cho các tổ chức tín dụng và chủ sở hữu tài sản. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý nhằm xác định các hợp đồng cần giao kết trong trường hợp tài sản bảo đảm không phải của người vay vốn bình luận tính pháp lý của các hợp đồng giao kết trên thực tế đối với trường hợp này từ đó tác giả đề xuất các hợp đồng nên giao kết trong trường hợp tài sản bảo đảm không phải của người vay vốn và một số kiến nghị. Từ khoá bảo lãnh hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba tài sản bảo đảm của bên thứ ba 1. Cơ sở pháp lý nhằm xác định các hợp vào việc thỏa thuận các biện pháp đồng cần giao kết trong trường hợp tài BĐTHNV có những quy chế xử lí khác sản bảo đảm không phải của người vay vốn nhau. Mỗi biện pháp BĐTHNV có đặc trưng . Quy định của pháp luật về thế chấp và bản chất pháp lí khác nhau. tài sản và bảo lãnh . Thế chấp tài sản Thế chấp tài sản và bảo lãnh là 2 trong Theo quy định tại Điều 317 của BLDS 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 2015 thế chấp tài sản là việc một bên BĐTHNV được quy định tại Bộ luật dân sau đây gọi là bên thế chấp dùng tài sản sự BLDS 2015. Theo đó nhằm bảo đảm thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện quyền lợi trong trường hợp người có nghĩa nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia vụ không thực hiện thực hiện không đúng sau đây gọi là bên nhận thế chấp . Tài sản không đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN