tailieunhanh - Tiếp cận dựa trên thực chứng trong trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, cả trên thế giới và ở Việt nam. Trong bối cảnh đó, nhiều phương pháp, nhiều hướng tiếp cận được đề xuất để trị liệu trầm cảm cho trẻ vị thành niên. Trong đó, hướng tiếp cận dựa trên thực chứng đang được sử dụng nhiều ở các nước có nền tâm lý học phát triển. | TIẾP CẬN DỰA TRÊN THỰC CHỨNG TRONG TRỊ LIỆU TRẦM CẢM Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NGUYỄN THỊ NGỌC BÉ 1 MAI THỊ THANH THỦY1 NGUYỄN BẢO UYÊN 2 1 Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế 2 Trung tâm giáo dục kĩ năng sống Hoàn Năng thành phố Huế Email nguyenthingocbe@ Email uyennb@ Tóm tắt Tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng gia tăng cả trên thế giới và ở Việt nam. Trong bối cảnh đó nhiều phương pháp nhiều hướng tiếp cận được đề xuất để trị liệu trầm cảm cho trẻ vị thành niên. Trong đó hướng tiếp cận dựa trên thực chứng đang được sử dụng nhiều ở các nước có nền tâm lý học phát triển. Nó giúp nhà trị liệu tìm ra các liệu pháp các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất. Theo mô hình đó kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy phương pháp kích hoạt hành vi có tác dụng tích cực trên trẻ trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Cụ thể liệu pháp kích hoạt hành vi giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Kết quả này làm cơ sở đề xuất cho việc ứng dụng phương pháp kích hoạt hành vi trong trị liệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam. Từ khóa Kích hoạt hành vi trầm cảm trị liệu vị thành niên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ rối loạn trầm cảm được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate. Tiếp đó Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn loại loạn thần. Đến năm 1890 Kraepelin đã thống nhất các quan điểm xếp 2 trạng thái trầm cảm và hưng cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm psychosc maniaco - dcpressive . Sang thế kỷ XX rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và hoàn thiện về khái niệm bệnh học và hình thái. Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ICD-10 của Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm được xếp trong nhóm các rối loạn cảm xúc mục F30 - F39. Trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và tâm lý học trị liệu tâm lý học lâm sàng tâm bệnh học nói riêng trầm cảm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như xã hội hành vi và nhận thức liên nhân cách. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung theo các hướng như nghiên cứu thực trạng khảo sát trên một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN