tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam

Mục tiêu của Luận văn là phân tích thực trạng JDI ở Việt Nam trong thời gian qua để làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của các giải pháp thu hút nguồn vốn này vào nước ta trong thời gian tới. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH HĐH . Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định khu vực kinh tế có vốn nước ngoài là một trong năm thành phần kinh tế chủ chốt là một bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế khác. Trong những năm tới mục tiêu chung của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là phải tăng nhiều hơn cả về lượng và chất so với giai đoạn 2001- 2005 với đóng góp khoảng 15 GDP 25 kim ngạch xuất khẩu trên 10 tổng thu ngân sách quốc gia . . Như vậy để duy trì tỉ lệ trên với mức gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam cả về lượng và chất là một thách thức không nhỏ nhất là trong điều kiện cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực ngày càng gia tăng như hiện nay. Trên thực tế Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều quy định mới về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đáp ứng yêu cầu trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mục tiêu lâu dài nhằm thu hẹp dần sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và ngoài nước tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng và minh bạch. FDI không chỉ là vốn mà điều quan trọng nhất ở đây là lĩnh vực kĩ thuật công nghệ được chuyển giao là yếu tố tạo nên sự chuyển biến về năng suất lao động xã hội về sự cạnh tranh cho từng doanh nghiệp và từng sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Nếu đánh mất cơ hội thu hút FDI cũng chính là đánh mất cơ hội cho việc thu hẹp khoảng cách tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay so với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Trong bối cảnh mới khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO đang đặt ra nhiều thách thức mới. Điều đó không chỉ đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi mới về nhận .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.