tailieunhanh - Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 8): Phần 2

Không có mặt trời thì hoa không nở, không có phụ nữ không có thế giới. 4000 năm giữ nước và dựng nước, không kém cạnh các đấng mày râu, ở bất kỳ đời nào thời nào, ở bất cứ công việc nào từ làm khoa học, sáng tác văn thơ, giết giặc, trị nước, cũng có những người phụ nữ xuất chúng với phẩm hạnh cao quý mà nam giới khó bì kịp. Mời các bạn cùng đón đọc phần 2 của ebook sau đây để biết thêm chi tiết. | TẬP 8 CÁC VỊ NỮ DANH NHÂN VIỆT NAM BÀ CẢ MỌC Thương người như thể thương thân Trong những năm đầu của thế kỷ XX tại Hà Nội bên cạnh đền Trung Liệt thờ những bậc trung liệt bỏ mình vì Nước thì còn có một ngôi đền nguy nga đặt tên là Tống quận công Sinh Từ - nhằm thờ sống Nguyễn Hữu Độ. Do có ngôi đền này nên con đường đi vào phía Cửa Nam của thành Thăng Long ở đoạn đình Văn Tân mới có tên là phố Sinh Từ dù trước đó nhân dân quen gọi là phố Cây Bàng vì phố này có trồng nhiều cây bàng che bóng mát. Nhưng đấng mày râu này là ai mà dám dựng đền thờ lúc còn sống Y là tay sai đắc lực của Toàn quyền De Courcy do có công đàn áp phong trào kháng chiến nên được phong Kinh lược sứ quyền lực bao trùm cả đất Bắc. Trong những ngày tết nhất hoặc sinh nhật của y bọn quan lại xu nịnh các nơi võng lọng ngựa nghẽo ùn ùn đến chúc mừng đông vui như trẩy hội. Bọn trí thức nửa mùa thường đem văn hay chữ tốt đến ca ngợi công đức của y Còn các bậc túc nho có tinh thần yêu nước thương dân thì không bao giờ táng tận lương tâm làm trò quái gở như thế trong số này có cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Biết cụ là bậc đại khoa nên y đến xin ba chữ để ghi trên bức hoành phi lộng lẫy treo trong đền. Cực chẳng đã cụ nhăn mặt phóng tay viết tháo ba chữ Sinh sự chi - rút từ trong sách Luận ngữ Sinh sự chi dĩ lễ nghĩa là lẽ thờ sống phải như vậy. Y mừng rơn đem về treo. Nhưng những người thâm nho khi nhìn thấy bức hoành phi này đều che miệng tủm tỉm cười vì cụ Tam Nguyên lỡm thói huênh hoang kệch cỡm muốn 143 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM lưu danh muôn thuở ấy là một tiếng quát thẳng vào mặt y. Thật vậy khi đọc theo âm tiếng Việt thì ta sẽ cảm nhận khác hẳn. Ai cũng hiểu cụ mắng sinh sự chi vậy Oái oăm cho cái trò đời sau khi y chết chốn này vắng tanh như chùa Bà Đanh không ai buồn lui tới nữa. Cái đền đài nguy nga tráng lệ ấy đã không cưỡng lại sự tàn phá của thời gian và của lòng người nó trở nên hoang vắng tiêu điều. Trong bài thơ Vịnh Sinh Từ cụ Tam Nguyên Yên Đổ mỉa mai Ông mất mũ áo .