tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Luận văn nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng; phân tích thực trạng thể lực, trí lực so với nhu cầu thực tế hiện nay và nguyên nhân tác động đến thực trạng đó; xây dựng các giải pháp định hướng. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ DOÃN THỊ THANH PHƯƠNG Chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI 2002 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực xét trên khía cạnh độ tuổi lao động là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên phạm vi rộng hơn thì Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển là tác nhân và là mục đích của sự phát triển 48 . Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực Đại hội Đảng VIII đã khẳng định Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững nâng cao dân trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa . Mỗi một giai đoạn lịch sử một trình độ phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hoá nguồn nhân lực có sức khoẻ học vấn trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được coi là một điều kiện để tăng trưởng nhanh rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với nguồn nhân lực có qui mô lớn cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế. Do vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực sự là một đòi hỏi vừa cấp bách vừa cơ bản có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về con người nguồn lực con người như Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa _ Phạm Minh Hạc chủ biên Nxb CTQG HN 1996 Bồi dưỡng và 1 đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới _ Nguyễn Minh Đường chủ biên Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay của Phan Huy Lê. Nói chung đây là những nghiên cứu xã hội học thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07 Con người Việt Nam mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học thuộc nhiều .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN