tailieunhanh - Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Mục tiêu của bài báo này xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô. Dữ liệu của mô hình được thu thập từ ấn phẩm Châu Á Thái Bình Dương năm 2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2014 với kỹ thuật phân tích theo mô hình tự hồi quy vectơ (Vector autoregression). | HỘI THẢO quot NGÂN HÀNG VIỆT NAM BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG quot PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁC BIẾN VĨ MÔ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Thị Trinh ThS. Lê Phương Dung Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinhthitrinh10@ lephuongdung191@ TÓM TẮT Mục tiêu của bài báo này xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô. Dữ liệu của mô hình được thu thập từ ấn phẩm Châu Á Thái Bình Dương năm 2013. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2014 với kỹ thuật phân tích theo mô hình tự hồi quy vectơ Vector autoregression . Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố lạm phát tỉ giá hối đoái chi tiêu chính phủ và lãi suất có ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách còn nhân tố thuế không ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp và giống kết quả nghiên cứu của các tác giả Knoester và Mak 1994 Beck 1993 Knoester và Mak 1994 nghiên cứu trên thị trường các nước Châu Âu. Từ khóa Thâm hụt ngân sách mô hình VAR biến số vĩ mô. 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng lãi suất thâm hụt thương mại tỷ giá hối đoái và các biến số vĩ mô khác là một trong những chủ đề tranh luận rộng rãi nhất của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển và đang phát triển. Từ những năm 1990 các nước Châu Âu như Thụy Điển và Đan Mạch cũng phải đối diện với tình huống thâm hụt ngân sách và các nước trên thế giới đều luôn phấn đấu để đạt mục tiêu quốc gia là có nhiều việc làm tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Tuy nhiên có rất ít quốc gia thành công trong việc tạo thế cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô và vi mô. Do đó phát sinh câu hỏi quot Tại sao một số nước lại nghèo còn một số nước lại rất giàu Hoặc lý do nào mà một số nước phát triển nhanh hơn so với những người khác Sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế vi mô - hiệu quả và vốn chủ sở hữu và các mục tiêu kinh tế vĩ mô - ổn định giá cả việc làm đầy đủ và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN