tailieunhanh - Kết nối trường phái lý thuyết marketing với lý thuyết năng lực cạnh tranh của khoa học quản trị kinh doanh để vận dụng vào tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam trong khủng hoảng

Khoa học quản trị kinh doanh phát triển nhanh chóng và theo một định hướng nhất định nhằm tối ưu hóa những tác động của quản trị đối với các chức năng kinh tế. Marketing là một chức năng trong quản trị doanh nghiệp và là tổ hợp hàng loạt công việc nhằm gia tăng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nhiều, cung vượt cầu, đẩy các nước và doanh nghiệp vào tình trạng suy thoái nặng nề thậm chí rơi vào đại suy thoái như năm 1929-1933. | HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ CMS-2013 KẾT NỐI TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT MARKETING VỚI LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỂ VẬN DỤNG VÀO TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG KHỦNG HOẢNG CONNECTING THE SCHOOL OF MARKETING THEORY WITH THE THEORY OF COMPETITIVENESS IN THE SCIENCE OF BUSINESS ADMINISTRATION TO APPLY TO CORPORATE RESTRUCTURING IN VIETNAM DURING THE CRISIS . Nguyễn Thường Lạng Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Khoa học quản trị kinh doanh phát triển nhanh chóng và theo một định hướng nhất định nhằm tối ưu hoá những tác động của quản trị đối với các chức năng kinh tế. Marketing là một chức năng trong quản trị doanh nghiệp và là tổ hợp hàng loạt công việc nhằm gia tăng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tình trạng hàng hoá bị tồn đọng nhiều cung vượt cầu đẩy các nước và doanh nghiệp vào tình trạng suy thoái nặng nề thậm chí rơi vào đại suy thoái như năm 1929-1933. Đây là tiêu điểm của khoa học quản trị vào những năm 1980 mà thực chất là khoa học marketing P. Kotler khẳng định vai trò không thể thiếu của nó trong quản trị doanh nghiệp. Đến những năm 1990 khoa học về năng lực cạnh tranh trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và quản trị doanh nghiệp và cho đến nay khoa học năng lực cạnh tranh trở thành tiêu điểm cao nhất thu hút sự quan tâm của các quốc gia ngành doanh nghiệp sản phẩm hoặc dịch vụ. Cả hai trường phái lý thuyết này quyết định sự thành công của tư duy trong khoa học quản trị và thực tế của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao đã chứng minh những đóng góp có giá trị của chúng đối với các hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện Việt Nam tiến hành quá trình phục hồi và tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt quá thách thức khủng hoảng việc vận dụng kết hợp hai trường phái lý thuyết này là cần thiết để có chương trình hành động thích hợp. Từ khoá Trường phái lý thuyết marketing lý thuyết năng lực cạnh tranh khoa học quản trị kinh doanh vận dụng kết hợp tái cấu trúc doanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN