tailieunhanh - Phân lập, sàng lọc và định danh một số chủng xạ khuẩn có khả năng kháng vi sinh vật kiểm định và gây độc tế bào từ các mẫu trầm tích vùng biển vũng áng tại Hà Tĩnh

Trong nghiên cứu này từ 8 mẫu trầm tích biển thu thập ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), chúng tôi đã phân lập được 20 chủng xạ khuẩn bằng bảy loại môi trường khác nhau (A1, M1, SWA, SCA, NZSG, ISP1, ISP2). Các chủng được lên men trong môi trường A1+, dịch lên men được chiết 5 lần với ethyl acetate, thu hồi cặn chiết và xác định hoạt tính kháng khuẩn và gây độc tế bào. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Công nghệ Sinh học 19 3 557-568 2021 PHÂN LẬP SÀNG LỌC VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH VÀ GÂY ĐỘC TẾ BÀO TỪ CÁC MẪU TRẦM TÍCH VÙNG BIỂN VŨNG ÁNG TẠI HÀ TĨNH Vũ Thị Quyên1 Vũ Thị Thu Huyền1 Nguyễn Mai Anh1 Nguyễn Hải Đăng2 Đoàn Thị Mai Hương1 Phạm Văn Cường1 Lê Thị Hồng Minh1 1 Viện Hoá sinh biển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail duclamminhthu@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Xạ khuẩn được nghiên cứu nhiều do khả năng sinh ra các hợp chất thứ cấp có giá trị ứng dụng cao đặc biệt là khả năng sinh kháng sinh của chúng. Hơn 40 kháng sinh được tìm ra đều có nguồn gốc từ xạ khuẩn trong đó chi Streptomyces chiếm ưu thế. Hơn nữa xạ khuẩn biển trong những năm gần đây được quan tâm nhiều nhờ có khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học có khả năng cung cấp các cấu trúc hoá học đa dạng và mới lạ. Trong nghiên cứu này từ 8 mẫu trầm tích biển thu thập ở vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh chúng tôi đã phân lập được 20 chủng xạ khuẩn bằng bảy loại môi trường khác nhau A1 M1 SWA SCA NZSG ISP1 ISP2 . Các chủng được lên men trong môi trường A1 dịch lên men được chiết 5 lần với ethyl acetate thu hồi cặn chiết và xác định hoạt tính kháng khuẩn và gây độc tế bào. Từ kết quả sàng lọc đã chọn được 2 chủng có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất và có khả năng gây độc tế bào cao nhất ký hiệu là HT03 và HT06. Cả 2 chủng đều có hoạt tính đối kháng với Enterococcus faecalis ATCC29212 MICHT03 32 μg mL MICHT06 16 μg mL Stapphylococus aureus ATCC25923 MICHT03 64 μg mL MICHT06 32 μg mL và Bacillus cereus ATCC 13245 MIC 16 μg mL . Ngoài ra 2 chủng HT03 và HT06 còn có khả năng ức chế khá mạnh nấm men Candida albicans ATCC10231 với MICHT03 16 μg mL MICHT06 8 μg mL. Đặc biệt hai chủng HT03 và HT06 đều thể hiện hoạt tính gây độc rất tốt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.