tailieunhanh - Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn ức chế streptococcus agalactiae gây bệnh thân đen trên cá Sặc rằn (trichogaster pectoralis)

Nghiên cứu phân lập và sàng lọc được 14 chủng, tuyển chọn được chủng L7 có khả năng ức chế cao nhất có đường kính vòng vô khuẩn 9,3 ± 0,57 mm. Chủng tuyển chọn được định danh bằng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự gen vùng 16S rRNA, tra cứu trên Ngân hàng Gen (NCBI) có kết quả tương đồng với loài Bacillus subtilis. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế S. agalactiae của vi khuẩn B. sutilis phân lập được trong điều kiện thực nghiệm cho thấy ở nghiệm thức đối chứng, cá sau khi được gây nhiễm với S. agalactiae ở mật độ 106 CFU/mL có tỷ lệ sống 41,7%. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 19 3 547-555 2021 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN ỨC CHẾ STREPTOCOCCUS AGALACTIAE GÂY BỆNH THÂN ĐEN TRÊN CÁ SẶC RẰN TRICHOGASTER PECTORALIS Lê Thị Ánh Hồng1 Phạm Thị Minh Ngọc1 2 Dương Khánh2 Võ Văn Tuấn2 Nguyễn Hoàng Dũng1 1 Viện Sinh học nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail anhhongbi@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Vi khuẩn Streptococcus agalactiae là một trong những tác nhân gây nên bệnh thân đen trên cá Sặc rằn Trichogaster pectoralis làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cá. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng ức chế S. agalactiae có thể ứng dụng để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh thân đen thay thế cho việc sử dụng kháng sinh. Từ các mẫu cá Sặc rằn khỏe mẫu bùn và nước ao nuôi cá tại Đồng Tháp chúng tôi đã phân lập và sàng lọc được 14 chủng tuyển chọn được chủng L7 có khả năng ức chế cao nhất có đường kính vòng vô khuẩn 9 3 0 57 mm. Chủng tuyển chọn được định danh bằng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự gen vùng 16S rRNA tra cứu trên Ngân hàng Gen NCBI có kết quả tương đồng với loài Bacillus subtilis. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế S. agalactiae của vi khuẩn B. sutilis phân lập được trong điều kiện thực nghiệm cho thấy ở nghiệm thức đối chứng cá sau khi được gây nhiễm với S. agalactiae ở mật độ 106 CFU mL có tỷ lệ sống 41 7 . Các nghiệm thức thí nghiệm NT1 NT2 NT3 cá được gây nhiễm với S. agalactiae và xử lý với vi khuẩn B. subtilis ở mật độ 105 CFU mL 106 CFU mL và 10 7 CFU mL có tỷ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không được xử lý B. subtilis và tỷ lệ lần lượt là 60 76 7 và 81 7 . Từ kết quả này có thể hướng tới tiềm năng sử dụng vi khuẩn B. subtilis phân lập được để phòng kháng bệnh thân đen trên cá Sặc rằn. Từ khóa Bacillus subtilis bệnh thân đen cá Sặc rằn Streptococcus agalactiae Trichogaster pectoralis. ĐẶT VẤN ĐỀ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN