tailieunhanh - Phát triển hệ thống cảm ứng tạo rễ tơ in vitro trên một số giống đậu tương phục vụ nghiên cứu biểu hiện gen và chỉnh sửa hệ gen

Bài viết trình bày dột biến định hướng trên vùng gen quan tâm được khẳng định thông qua các băng vạch mới khi so sánh với dòng rễ tơ không chuyển gen trong phân tích PAGE. Kết quả giải trình tự vùng gen quan tâm ghi nhận các đột biến mất đoạn dao động từ -3 bp tới -25 bp trên cả hai gen quan tâm. Kết quả này là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu chức năng gen và chỉnh sửa gen mục tiêu trên cây đậu tương ở nước ta trong tương lai. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Công nghệ Sinh học 19 3 459-470 2021 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢM ỨNG TẠO RỄ TƠ IN VITRO TRÊN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN GEN VÀ CHỈNH SỬA HỆ GEN Lê Thị Như Thảo1 2 3 Nguyễn Hồng Nhung1 Lê Quang Huy1 Bùi Phương Thảo1 Lê Thu Ngọc1 Phạm Bích Ngọc1 2 Chu Hoàng Hà1 2 Đỗ Tiến Phát1 2 1 Viện Công nghệ sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail dtphat@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Hệ thống cảm ứng tạo rễ tơ đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về chức năng gen biểu hiện gen và chỉnh sửa hệ gen trên nhiều loài thực vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi phát triển hoàn thiện và đánh giá hoạt động của hệ thống chuyển gen cảm ứng tạo rễ tơ in vitro thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes trên một số giống đậu tương của Việt Nam và thế giới. Khả năng tạo rễ tơ in vitro và hiệu quả chuyển gen thông qua cảm ứng tạo rễ tơ có sự biến động phụ thuộc vào giống đậu tương cũng như cấu trúc gen chuyển. Tỷ lệ tạo rễ tơ của các giống đậu tương dao động từ 61 67 đến 100 sau 5 ngày trên môi trường nuôi cấy. Tỷ lệ rễ tơ mang gen chuyển ở cấu trúc gfp dao động từ 43 8 đến 79 8 trong khi với cấu trúc gus tỷ lệ này đạt từ 38 07 tới 72 33 . Trong đó giống đậu tương ĐT26 cho thấy khả năng thu nhận và biểu hiện gen chuyển tốt nhất với cả hai cấu trúc gen chỉ thị được nghiên cứu. Hệ thống cảm ứng rễ tơ này được ứng dụng trong việc tạo đột biến định hướng thông qua hệ thống CRISPR Cas9 trên hai gen G03 và G19 của giống đậu tương ĐT26. Đột biến định hướng trên vùng gen quan tâm được khẳng định thông qua các băng vạch mới khi so sánh với dòng rễ tơ không chuyển gen trong phân tích PAGE. Kết quả giải trình tự vùng gen quan tâm ghi nhận các đột biến mất đoạn dao động từ -3 bp tới -25 bp trên cả hai gen quan tâm. Kết quả này là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.