tailieunhanh - Nâng cao lợi thế cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bài viết tập trung đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam, đặt trọng tâm vào phân tích nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo đó, với tốc độ tăng trưởng trong sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, dự báo nhu cầu nguồn nguyên liệu gỗ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NÂNG CAO LỢI THẾ CHO NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Văn Nên Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG nennv@ TÓM TẮT Bài viết tập trung đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam đặt trọng tâm vào phân tích nguồn nguyên liệu đầu vào. Theo đó với tốc độ tăng trưởng trong sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ dự báo nhu cầu nguồn nguyên liệu gỗ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Nguồn nguyên liệu gỗ nội địa từ rừng trồng của Việt Nam chưa thể đáp ứng được nhu cầu do chất lượng kém và sản lượng khai thác thấp nên phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giá trị xuất khẩu đồ gỗ ngày càng giảm dần cho thấy khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu trong nước cũng đã ngày càng được cải thiện tốt hơn. Yêu cầu về nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp cũng được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng khi mà tỷ trọng nhập khẩu gỗ từ các khu vực có rủi ro pháp lý cao ngày càng giảm. Trong khi đó diện tích rừng tại Việt Nam đạt được chứng chỉ rừng FSC vẫn còn rất khiêm tốn và đặt ra thách thức cho nguồn nguyên liệu nội địa cho ngành chế biến gỗ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ khóa đồ gỗ chế biến gỗ nguyên liệu gỗ xuất khẩu 1. Giới thiệu Theo tổng cục thống kê năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9 382 tỷ USD chiếm trên 23 kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp giá trị xuất siêu đạt trên 7 1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới thứ 2 Châu Á thứ nhất Đông Nam Á về xuất gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ lâm sản ngày càng được mở rộng đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mặt hàng đáp ứng thị hiếu phong phú của người tiêu dùng chủ yếu là đồ gỗ nội thất chất lượng cao sản phẩm đồ gỗ ngoại thất. Sự thành công đó có thể xuất phát từ việc Việt Nam đã có những chủ trương chính sách tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN