tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề mà tất cả các nhà quản lý giáo dục các cấp, các thầy cô giáo trong mỗi nhà trường đều quan tâm, trăn trở. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn thì việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong nhà trường được chú trọng và có thể coi đây là vấn đề tiên quyết trong mỗi nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Viết Xuân nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm! | MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 . Một số khái niệm 4 . Thực trạng giáo dục tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân 6 trong những năm gần đây . Một số giải pháp 6 8. Những thông tin cần được bảo mật nếu có 9 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9 10. Đánh giá lợi ích đạt được từ sáng kiến kinh nghiệm 9 11. Các phụ lục 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1 1. Lời giới thiệu Trường THPT Nguyễn Viết Xuân được thành lập trên cơ sở được tách ra từ trường phổ thông cấp 3 Vĩnh Tường theo Quyết định số 707 TCCB ngày 28 8 1972 của ty giáo dục Vĩnh Phú trường mang tên Trường cấp 3 Nghĩa Hưng đến tháng 7 1973 trường mang tên trường cấp 3 Nguyễn Viết Xuân tháng 7 1992 có sự chuyển đổi về quy mô giáo dục trường được đổi tên thành trường cấp 2 3 Nguyễn Viết Xuân từ ngày 19 8 1996 tới nay trường mang tên trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở khu vực phía Bắc huyện Vĩnh Tường nhà trường đã thu hút được học sinh của 18 xã trong và ngoài huyện. Nhà trường luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của Chính quyền địa phương các bậc phụ huynh trong việc xây dựng thương hiệu giáo dục. Tuy nhiên đây là khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn đời sống và dân trí chưa cao. Phụ huynh thường đi làm ăn xa chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình công tác phối hợp giáo dục gặp nhiều khó khăn. Đó chính là khó khăn trong công tác giáo dục của nhà trường. Ngày đầu thành lập trường chỉ có 06 lớp với 330 học sinh với 18 phòng học cấp 4 cơ sở vật chất hầu như không có gì đến nay nhà trường có 30 lớp với 1057 học sinh 75 cán bộ giáo viên nhân viên cơ sở vật chất khá khang trang với khuôn viên rộng xanh sạch đẹp 30 phòng học kiên cố 01 nhà điều hành 01 nhà giáo dục thể chất 01 nhà thư viện truyền thống 01 nhà lớp học bộ môn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN