tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD

cung cấp thêm cho học sinh đề xuất ra một số giải pháp giúp nâng cao kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông. Đặc biệt là ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN GDCD Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Huyền Trang Mã sáng kiến 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Bước vào thế kỉ XXI dưới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại nhiều phát minh và ngành nghề mới được ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Do đó người lao động có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với sở thích nhu cầu khả năng của mình. Lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề mang tính quyết định đối với cuộc sống của mỗi người. Để việc chọn lựa nghề nghiệp đƣợc thuận lợi và có hiệu quả người lao động cần phải có kỹ năng trong việc định hướng nghề nghiệp. Kỹ năng định hướng nghề nghiệp là một kỹ năng quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội. Có kỹ năng định hướng nghề nghiệp tốt giúp người lao động chọn lựa được công việc phù hợp phát huy được năng lực của bản thân đóng góp cho sự phát triển ngành nghề và xã hội. Trái lại thiếu kỹ năng định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả như chọn lựa sai ngành nghề thay đổi nghề nghiệp thường xuyên giảm năng xuất lao động hao tổn chi phí mất nhiều thời gian đào tạo Học sinh Trung học phổ thông là lực lượng lao động tương lai của xã hội. Ngoài việc trau đồi những tri thức kỹ năng trong học tập tại nhà trường phổ thông học sinh còn cần phải có kỹ năng định hướng nghề nghiệp như là công cụ giúp chọn lựa và gắn bó với nghề sau khi ra trường. Theo số liệu điều tra 2 của sở Lao Động Thương binh Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tỉ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp muốn được làm việc với nghề lâu dài chỉ chiếm 30 có 30 học sinh sinh viên muốn đổi nghề khác vì không phù hợp với năng lực có đến 40 học sinh sinh viên chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp. Trong số lao động trẻ của thành phố có 40 sinh viên 1 chọn lựa sai ngành học học nghề

TỪ KHÓA LIÊN QUAN