tailieunhanh - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly polyphenol từ vỏ cà phê
Bài viết nhằm khảo sát các điều kiện trong quá trình trích ly polyphenol từ vỏ cà phê bằng dung môi ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ nguyên liệu: dung môi, nhiệt độ lần lượt được khảo sát. Mẫu vỏ cà phê được trích ly ở tỷ lệ nguyên liệu: dung môi (1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50), thời gian (20, 30, 40, 50, 60 phút) và nhiệt độ (50oC, 60oC, 70oC, 80oC, 90oC). | Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY POLYPHENOL TỪ VỎ CÀ PHÊ Nông Thị Út Nguyễn Thị Hồng Hà Đỗ Mai Nguyên Phương Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Email phuongdmn@ Ngày nhận bài 07 7 2018 Ngày chấp nhận đăng 12 7 2018 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát các điều kiện trong quá trình trích ly polyphenol từ vỏ cà phê bằng dung môi ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ nguyên liệu dung môi nhiệt độ lần lượt được khảo sát. Mẫu vỏ cà phê được trích ly ở tỷ lệ nguyên liệu dung môi 1 10 1 20 1 30 1 40 1 50 thời gian 20 30 40 50 60 phút và nhiệt độ 50oC 60oC 70oC 80oC 90oC . Kết quả mỗi thí nghiệm được đánh giá thông qua hàm lượng polyphenol tổng TPC hàm lượng flavonoid tổng TFC của dịch chiết thu được. Kết quả cho thấy điều kiện trích ly vỏ cà phê ở 70oC trong 50 phút với tỷ lệ 1 30 sẽ cho hiệu suất trích ly cao nhất về TPC TFC mg GAE g mg QE g . Từ khóa vỏ cà phê trích ly polyphenol tổng flavonoid tổng. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil. Sản lượng cà phê trong niên vụ 2017 2018 đạt 1710 triệu tấn. Đi kèm với sản lượng cà phê lớn như vậy thì đồng thời cũng cho ra một lượng lớn sản phẩm phụ. Vỏ cà phê là phần bị loại bỏ trong quá trình chế biến cà phê. Cứ mỗi 2 tấn cà phê tươi sau quá trình xát vỏ loại bỏ gần 1 tấn vỏ. Hầu hết những vỏ cà phê này không được xử lý mà đưa trực tiếp đến bãi thải hoặc sông suối. Các hợp chất độc hại từ vỏ cà phê lên men thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ở những vùng sản xuất cà phê. Cho đến nay nhiều nỗ lực khác nhau đã được thực hiện để tái sử dụng vỏ cà phê từ quá trình chế biến. Một số nghiên cứu cho thấy vỏ cà phê không thể dùng làm thức ăn cho gia súc chủ yếu là do các thành phần độc hại của nó như caffein muối khoáng axit amin tannin phenol và các polyphenol khác. Ngược lại nó được sử dụng để làm phân hữu cơ để làm giàu độ màu mỡ của đất hoặc như một vật liệu mùn
đang nạp các trang xem trước