tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculacea

Luận án trình bày việc thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu, mô tả được các đặc điểm hình thái thực vật và hình thái vi học của loài này; Xác định được thành phần hóa học của loài Phong quỳ Sa Pa: định tính các nhóm chất, phân lập được các hợp chất chính và xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất; Đánh giá được một số tác dụng sinh học trên mô hình in vitro của các hợp chất phân lập từ loài Phong quỳ Sa Pa. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU Hà Thị Thanh Hương NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT THÀNH PH N H H C VÀ ỘT TÁC DỤNG C LOÀI PHONG QU P Anemone chapaensis Gagnep. Ranunculaceae Chuyên ngành Dược liệu Dược học cổ truyền Mã số 9720206 T T T LUẬN ÁN TIẾN DƯỢC H C HÀ NỘI - 2020 1 CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH TẠI - Viện Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Khoa Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. . Phương Thiện Thương 2. . Nguyễn Minh Khởi Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức tại Viện Dược liệu vào hồi .giờ ngày tháng năm 2020. Có thể tìm đọc Luận án tại - Thư viện Quốc gia Hà Nội. - Thư viện Viện Dược liệu. A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Phong quỳ sa pa Anemone chapaensis Gagnep. được coi là một loài thực vật đặc hữu của vùng núi Sa pa do nhà thực vật học François Gagnepain xác định từ năm 1929. Về thực vật học theo tác giả François Gagnepain thì Phong quỳ sa pa có nhiều đặc điểm hình thái giống với loài A. howellii Jeffrey amp W. W. Smith nhưng có khác nhau một số điểm quan trọng nên là một loài riêng và đến nay vẫn được coi là loài đặc hữu của vùng Sapa. Thân rễ của loài Phong quỳ sa pa được người dân ở vùng Sa Pa tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc chữa viêm họng viêm túi mật đau dạ dày xương khớp. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của cây thuốc này để cung cấp cơ sở khoa học cho giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân các đặc điểm về hình thái thực vật chỉ mới được mô tả sơ lược. Với mong muốn được nghiên cứu sâu một loài thực vật đặc hữu của Việt Nam đóng góp các dữ liệu khoa học cho công tác bảo tồn sử dụng và phát triển loài này đề tài Nghiên cứu về thực vật thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa Anemone chapaensis Gagnep. Ranunculaceae đã được thực hiện. 2. Mục tiêu và nội dung của Luận án

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN