tailieunhanh - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Mạch điện tại lớp 56 DDT

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, kỹ năng trong từng học phần, chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố, điều kiện và luôn bám sát mục tiêu, nội dung từng học phần. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Mạch điện tại lớp 56 DDT trong Học kỳ I năm học 2015-2016. | Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo amp Sinh hoạt học thuật - Khoa Điện-Điện tử 2016 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MẠCH ĐIỆN TẠI LỚP 56DDT Mai Văn Công12 TÓM TẮT Để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng trong từng học phần chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố điều kiện và luôn bám sát mục tiêu nội dung từng học phần. Cho nên Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI xác định mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong bài viết này sẽ giới thiệu một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Mạch điện tại lớp 56 DDT trong Học kỳ I năm học 2015-2016. I. MỞ ĐẦU Sinh viên SV sẽ không được học gì nhiều nếu chỉ đến lớp để nghe giảng ghi nhớ các dạng bài tập để làm các bài kiểm tra. SV cần được trao đổi về những điều được học và đặc biệt là dạy lại cho người khác. Dạy lại cho người khác teach others là hoạt động học tập mà SV đạt được khả năng lĩnh hội tri thức cao nhất được biểu diễn qua hình 1 tháp học tập sau Hình1. Tháp học tập Learning Pyramid thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt động học tập của sinh viên theo National Training Laboratories Bethel Maine http teaming morgan1 Đồng thời một số nghiên cứu của Biggs 2003 cho thấy rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa các hoạt động của người học với hiệu quả học tập. Tỉ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng lên cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập được sử dụng trong thực tế và đặc biệt nếu được dạy lại cho người khác. Giảng viên GV kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tổ chức các hoạt động học tập đa dạng và phong phú giúp SV tăng khả năng lĩnh hội kiến thức. Một trong những yêu cầu của nội dung dạy học nói chung đó là tính thực tiễn như vậy nội dung dạy học kỹ thuật công nghệ càng phải định hướng cho SV những vấn đề

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.