tailieunhanh - Luật Đất đai: Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Chương IV từ Điều 110 đến Điều 135)
Trước hết cần phải thiết kế các quy định về quyền và nghĩa vụ chung cho mọi người sử dụng đất, mà các quyền và nghĩa vụ này áp dụng cho mọi đối tượng trong nước và ngoài nước không loại trừ bất cứ chủ thể nào. Như vậy, tương ứng ở đây là điều 110 và điều 112. Chúng tôi không tán thành cách thức liệt kê một loạt các quyền của người sử dụng đất tại điều 111 của dự thảo, vì thực ra nội hàm của điều này quy định về điều kiện để thực hiện các quyền. Đây là sự chắp vá. | Chúng tôi cho rằng, đây là những quy định quan trọng nhằm giải quyết các vướng mắc từ trước tới nay liên quan đến đất của các cơ quan nhà nước mượn của hộ gia đình, cá nhân. Thực tế là, qua nhiều giai đoạn lịch sử nhà nước của chúng ta có nhiều chính sách khác nhau áp dụng ở cả hai miền Nam Bắc. Một số cơ quan nhà nước mượn đất của dân để xây dựng công trình công cộng, làm nhà ở hoặc trụ sở cơ quan nhà nước. Các bên có thoả thuận việc mượn đất, thời hạn mượn, song việc mượn đã lâu, nhiều khi giấy tờ mượn đất không còn được lưu giữ cả ở cơ quan nhà nước và cả phía người cho mượn. Mặt khác, nhiều công trình xây dựng lại sử dụng vào mục đích công cộng cho nên bản thân người dân từ bỏ ý định đòi lại đất. Trong khi đó, nhà nước đã cho mượn được lấy lại đất cũ hoặc nhận một khoản bồi thường nhất định. Nhiều nơi vận dụng một cách cứng nhắc khoản 2 điều 2 luật đất đai năm 1993 là nhà nước không chấp nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện việc các chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, việc mượn đất phải coi là một giao dịch dân sự, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, người mượn đất có nghĩa vụ hoàn trả cho người mượn. Vấn đề đặt ra là, người mượn phải có các giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của mình theo quy định tại khoản 1 điều 48 của Dự thảo Luật và các giấy tờ cho mượn mà các bên ký kết tại thời điểm cho mượn đất. Như vậy, nhà nước sẽ giải quyết đầy đủ bổn phẩn và có trách nhiệm đối với người cho mượn đất từ trước tới nay không chỉ dưới góc độ là người quản lý mà còn là sự cam kết hoàn thành nghĩa vụ dân sự đối với người cho mượn đất . Từ đó, luật pháp của chúng ta càng trở nên minh bạch hơn, đáp ứng quyền lợi của người sử dụng đất ngày một tốt hơn.
đang nạp các trang xem trước