tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non

Mục đích của sáng kiến nhằm dạy cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn. Trẻ vận động nhịp nhàng, mềm mại theo nhịp và tiết tấu của bài hát. Tập cho trẻ hát rõ lời ca, hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện được sắc thái về trường độ, nhịp điệu, biết lấy hơi để hát và biết điều chỉnh giọng hát của mình phù hợp. Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc, tính thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. | ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 5 TUỔI PHÁT TRIỂN THẨM MĨ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Lý do chọn biện pháp Âm nhạc là loại hình nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mọi người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng là một bộ môn nghệ thuật giúp trẻ phát triển năng khiếu thẩm mỹ cảm nhận được cái hay cái đẹp thể hiện được lời ca giai điệu của các bài hát bản nhạc diễn tả về ý nghĩ những ước mơ những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. những nốt nhạc trầm bổng những giai điệu mượt mà trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển ngôn ngữ quan hệ giao tiếp trao đổi tình cảm. Âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru ầu ơ của bà của mẹ những câu hát mộc mạc gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát lời ru đó. Trẻ mầm non dễ xúc cảm ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất trí tuệ tình cảm đạo đức thẩm mĩ qua đó giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc biết cảm thụ âm nhạc thông qua hoạt động ca hát vận động nghe hát trò chơi âm nhạc. Trong trường mầm non dạy hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động . Tuy nhiên khi tổ chức gời dạy hát cho trẻ tôi nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu bài hát về lời ca trẻ không mạnh dạn tự tin khi biểu diễn trẻ hát chưa rõ lời kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng về hơi về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh âm phát ra yếu hơi thở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN