tailieunhanh - Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Bài viết này trình bày về nghiên cứu tận dụng một số loại phế phẩm nông nghiệp ứng dụng vào xử lý nước thải dệt nhuộm [1]. Kết quả nghiên cứu cho thấy khảo sát các loại phế phẩm nông nghiệp là mùn cưa, thân cây chuối và vỏ đậu phộng có nhiều triển vọng, thân cây chuối cho hiệu quả xử lý cao nhất trong việc loại bỏ độ màu và COD với hiệu suất đạt 83%, tiếp đến lần lượt là vỏ đậu phộng (hiệu suất xử lý đạt 76%) và cuối cùng là mùn cưa (hiệu suất xử lý đạt 75%). | NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG MỘT SỐ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM Tạ Trung Kiên Nguyễn Đình Lộc Nguyễn Quang Duy Trần Đình Tuyên Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Lâm Vĩnh Sơn TÓM TẮT Nước thải dệt nhuộm là một trong những loại nước thải khó xử lý do tính chất và thành phần có trong nước thải khiến cho nồng độ COD độ màu rất cao 1 . Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm loại bỏ và làm hạn chế tình trạng này. Trong đó giải pháp tận dụng các chất thải bỏ để làm nguyên liệu ứng dụng vào việc xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được quan tâm hiện nay 6 . Bài báo này trình bày về nghiên cứu tận dụng một số loại phế phẩm nông nghiệp ứng dụng vào xử lý nước thải dệt nhuộm 1 . Kết quả nghiên cứu cho thấy khảo sát các loại phế phẩm nông nghiệp là mùn cưa thân cây chuối và vỏ đậu phộng có nhiều triển vọng thân cây chuối cho hiệu quả xử lý cao nhất trong việc loại bỏ độ màu và COD với hiệu suất đạt 83 tiếp đến lần lượt là vỏ đậu phộng hiệu suất xử lý đạt 76 và cuối cùng là mùn cưa hiệu suất xử lý đạt 75 . Từ khóa chất thải bỏ độ màu hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm phế phẩm nông nghiệp. 1 GIỚI THIỆU Ô nhiễm nước thải trong các ngành công nghiệp đang là vấn đề lớn và ngày càng phức tạp 1 . Hiện nay cùng với sự gia tăng các khu công nghiệp các nhà máy lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động cũng gia tăng theo khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng ở các thành phố 2 . Các phương pháp xử lý chủ yếu hiện nay đa phần đều dựa vào những phương pháp xử lý hoá lý truyền thống tuy nhiên vẫn mang một số nhược điểm như chi phí vận hành cũng như thiết bị hoá chất để xử lý thường rất tốn kém. Hiện nay cũng có nhiều phương pháp thông thường như keo tụ đông tụ oxi hóa công nghệ sinh học có thể được dùng để loại bỏ độ màu và ion kim loại trong nước thải dệt nhuộm 6 . Trong số những kỹ thuật mới thì tận dụng cặn bã thực vật có khả năng hấp phụ cho việc loại bỏ độ màu và ion kim loại là một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    162    0    29-03-2024
75    130    0    29-03-2024
7    119    0    29-03-2024
110    165    2    29-03-2024
6    114    0    29-03-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.