tailieunhanh - Mô hình ứng xử phi tuyến của liên kết chân cột thép

Bài báo cung cấp kết quả đo đạc biến dạng và ứng xử của liên kết chân cột thép từ thí nghiệm rung lắc của một công trình kết cấu tỉ lệ thực. Thông qua đó, bài báo đề xuất hai loại mô hình đơn tuyến tính và đa tuyến tính cho việc mô phỏng ứng xử động của liên kết này trong tính toán phân tích kết cấu. Mời các bạn cùng tham khảo! | MÔ HÌNH ỨNG XỬ PHI TUYẾN CỦA LIÊN KẾT CHÂN CỘT THÉP Non-linear Behavior Rule for Steel Column Base Connection Trần Tuấn Nam Khoa Xây dựng trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Một trong những vấn đề cần quan tâm trong tính toán kết cấu thép là liên kết. Sự biến dạng của liên kết thường ảnh hưởng lớn đến sự biến dạng của toàn kết cấu và góp phần đáng kể đến sự phân phối nội lực trong kết cấu. Do vậy có khá nhiều đề tài nghiên cứu về ứng xử của liên kết chẳng hạn như liên kết nút giao dầm cột liên kết nối dầm liên kết dầm sàn. Tuy nhiên ứng xử của liên kết chân cột đặc biệt đối với công trình chịu tác dụng của tải trọng động đất còn một số vấn đề cần làm rõ. Bài báo cung cấp kết quả đo đạc biến dạng và ứng xử của liên kết chân cột thép từ thí nghiệm rung lắc của một công trình kết cấu tỉ lệ thực. Thông qua đó bài báo đề xuất hai loại mô hình đơn tuyến tính và đa tuyến tính cho việc mô phỏng ứng xử động của liên kết này trong tính toán phân tích kết cấu. Từ khóa Kết cấu thép chân cột bản đế bu lông neo ứng xử phi tuyến. 1. GIỚI THIỆU Ở các khu vực hoặc quốc gia thường xuyên xảy ra động đất thì việc thiết kế kết cấu luôn cần phải xét đến ứng xử của vật liệu và của các chi tiết liên kết khi chịu tác dụng tải trọng động. Trong đó liên kết chân cột cũng cần được xem xét và khảo sát. Với tác dụng của tải trọng động độ cứng liên kết chân cột có sự thay đổi theo thời gian ảnh hưởng khá lớn đến kết quả phân tích khung đặc biệt đối với chuyển vị ngang của khung và nội lực chân cột. Việc xác định độ cứng này có ý nghĩa quan trọng trong việc mô phỏng và phân tích ứng xử của kết cấu trong quá trình chịu tác dụng của tải trọng động đất. Từ các số liệu dựa trên kết quả thí nghiệm rung lắc kết cấu thép 4 tầng tỷ lệ thực tại thiết bị bàn rung E- Defense Nhật Bản 1 dữ liệu về ứng xử liên kết chân cột là nguồn tư liệu hữu ích nhằm đo đạc kiểm nghiệm ứng xử động lực học của cấu kiện này. Bài báo cung cấp kết quả đo đạc từ thí nghiệm trên qua đó kiểm nghiệm và đánh giá

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN