tailieunhanh - Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình

Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết để hướng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH Đoàn Thanh Hải Trường Đại học Tây Bắc Email doanthanhhaikt@ Tóm tắt Xu hướng du lịch hiện nay đang dịch chuyển sang các loại hình du lịch nghỉ dưỡng khám phá thiên nhiên bản sắc văn hóa Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền núi đang sinh sống tại đây và vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cũng mang lại cho tỉnh Hòa Bình một tiềm năng du lịch rất lớn. Để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên khác nhau như các nhà quản lý các doanh nghiệp các tổ chức Từ đó việc liên kết các doanh nghiệp theo hướng phát triển chuỗi dịch vụ du lịch là xu hướng tất yếu. Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết để hướng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình. Từ khóa Liên kết doanh nghiệp Doanh nghiệp du lịch phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển có hiệu quả nếu không quan tâm đầy đủ đến khía cạnh không gian lãnh thổ của du lịch. Đó là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở dịch vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và các nhân tố khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường hướng đến sự phát triển bền vững Phạm Trung Lương 2016 . Liên kết phát triển kinh tế - xã hội cũng như liên kết vùng du lịch bao hàm liên kết phát triển nội vùng và liên kết phát triển liên vùng. Du lịch là một ngành kinh tế về dịch vụ có tính chất tổng hợp liên ngành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN