tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp phụ kháng sinh ciprofloxacin trong môi trường nước bằng bã mía biến tính

Tồn dư kháng sinh trong môi trường nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người đang trở thành một trong những mối quan tâm hiện nay của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Có nhiều phương pháp nghiên cứu về xử lý kháng sinh trong môi trường nước, trong đó hấp phụ vì là phương pháp đơn giản, thân thiện với môi trường và hiệu quả cao, chi phí thấp. Bài viết đánh giá khả năng xử lý CIP của bã mía tự nhiên và bã mía được biến tính. Khảo sát, đánh giá các thông số xử lý để tìm ra điều kiện tối ưu qua thí nghiệm mẻ. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ KHÁNG SINH CIPROFLOXACIN TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC BẰNG BÃ MÍA BIẾN TÍNH Phạm Thị Thúy1 Nguyễn Thùy Linh2 Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Email phamthithuy@ nguyenmanhkhai@ 2 Khoa kỹ thuật Đại học KU Leuven TÓM TẮT Tồn dư kháng sinh trong môi trường nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người đang trở thành một trong những mối quan tâm hiện nay của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Có nhiều phương pháp nghiên cứu về xử lý kháng sinh trong môi trường nước trong đó hấp phụ vì là phương pháp đơn giản thân thiện với môi trường và hiệu quả cao chi phí thấp. Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ kháng sinh Ciprofloxacin của bã mía biến tính bằng NaOH axit citric. Phổ hồng ngoại IR và hình ảnh SEM của vật liệu cho thấy quá trình biến tính làm tăng khả năng hấp phụ so với bã mía tự nhiên. Hiệu suất xử lý ở 10ppm của vật là 70 1 trong điều kiện pH 5 và thời gian phản ứng là 120 phút. Dung lượng hấp phụ cực đại là 13 27 mg g. Quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Freundlich. Các dữ liệu động học ghi nhận từ thực nghiệm phù hợp với mô hình động học bậc 2. Từ khóa Kháng sinh Ciprofloxacin bã mía hấp phụ. 1. GIỚI THIỆU Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cứu sống hàng triệu người 1 . Kết quả khảo sát ở 71 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình từ giữa năm 2000 đến năm 2010 cho thấy lượng kháng sinh sử dụng cho con người đã tăng lên 30 2 . Các loại kháng sinh và dược phẩm khác đã được tìm thấy trong nhiều mẫu nước mặt nước ngầm thậm chí là cả nước uống 2 . Sự phát tán của kháng sinh trong môi trường sẽ gây nguy cơ rủi ro cho con người và hệ sinh thái mặc dù ở nồng độ ng L 3 . Các nhà máy xử lý nước với công nghệ hiện nay không có đủ khả năng để loại bỏ các tồn dư kháng sinh 4 . Ciprofloxacin CIP .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN