tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp cho học sinh có phương pháp học tác phẩm thơ trung đại lớp 7 có kết quả. Giúp học sinh vừa tiếp cận được với ý nghĩa sâu sắc của từng bài thơ, vừa bước đầu nắm bắt được nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ trung đại. Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Góp phần phát huy tối đa các năng lực của học sinh theo nội dung dạy học đổi mới của năm học 2014-2015: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. | Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta biết Môn Ngữ văn là môn khoa học về nghệ thuật ngôn từ môn khoa học nhân văn Văn học là nhân học . Nhận biết đúng đắn về mục tiêu nhiệm vụ của môn học này là một vấn đề hết sức quan trọng. Văn học trung đại là một vấn đề khó khăn bởi cả người dạy và người học đều phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Thực tế chất lượng dạy và học phần văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là năng lực tư duy của học sinh còn hạn chế giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho các em. Do vậy người thầy cần phải tìm hiểu sử dụng phương pháp dạy học như thế nào cho hợp lý linh hoạt để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng khi học phần văn học trung đại Việt Nam này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo. 1. Cơ sở lý luận Một trong những thuộc tính mà một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có là tính khả giải. Để văn bản những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc và nhân loại đi vào cuộc sống đương thời có thể hiểu được đối với những đối tượng tiếp nhận nhất định thì khâu chú thích dẫn giải có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế giảng dạy văn học nhất là văn học cổ trung đại không thể không quan tâm đến vấn đề này. Có rất nhiều từ ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học cổ trung đại mà nhiều người không biết. Đây là một hiện tượng rất phổ biến. Hơn nữa giữa việc tạo ra ngôn từ và hiện thực có một khoảng cách nhất định. Ngôn từ xưa đã trở thành khó hiểu đối với ngày nay. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thâm nhập cảm nhận văn học cổ của các độc giả thời hiện đại đặc biệt là học sinh lớp 7 THCS. Những tác phẩm văn học cổ trung đại được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình Văn 7 thật không dễ hiểu đối với đối tượng học sinh phổ thông. Nếu người giáo viên đứng lớp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN