tailieunhanh - Dẫn liệu bước đầu một số đặc điểm sinh học của cá Bống thệ Oxyurichthys tentacularis (Valenciennes, 1837) ở đầm phá Tam Giang
Cá Bống thệ là loài có triển vọng phát triển để nuôi tại vùng đầm phá Tam Giang vì có giá trị thương phẩm và dinh dưỡng cao. Mẫu cá được thu tại đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG THỆ Oxyurichthys tentacularis Valenciennes 1837 Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG Nguyễn Ngọc Vàng Anh Nguyễn Thị Lan Nguyễn Duy Thuận Hoàng Lê Thuỳ Lan Trần Văn Giang Nguyễn Tý Tóm tắt Cá Bống thệ là loài có triển vọng phát triển để nuôi tại vùng đầm phá Tam Giang vì có giá trị thương phẩm và dinh dưỡng cao. Mẫu cá được thu tại đầm phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên-Huế từ tháng 9 2019 đến tháng 3 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá có kích thước trung bình dao động từ 80 - 105 mm tương ứng với khối lượng từ 8 6 - 23 2g và tương quan giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể có tỉ lệ thuận với nhau. Cá có phổ thức ăn đại diện cho 4 ngành khác nhau bao gồm ngành tảo sillic Chlorophyta ngành tảo lam và ngành chân khớp trong đó ngành tảo sillic chiếm ưu thế về số lượng loại thức ăn. Cá được giải phẫu quan sát hình thái ngoài và làm tiêu bản mô học cho thấy sự khác biệt cấu tạo trong cơ quan sinh sản của cá đực cá cái và buồng trứng cá trong giai đoạn thành thục sinh dục. Từ khóa Oxyurichthys tentacularis cá Bống thệ đặc điểm sinh học đầm phá Tam Giang. 1. MỞ ĐẦU Cá Bống thệ Oxyurichthys tentacularis thuộc họ cá Bống Gobiidae nằm trong bộ cá Bống Gobiiformes có nguồn gốc biển di nhập vào vùng đầm phá và vùng cửa sông - ven biển. Cá Bống thệ được đánh giá là loài rất có triển vọng phát triển để nuôi tại vùng đầm phá Tam Giang vì sức đề kháng tốt khỏe có giá trị thương phẩm và dinh dưỡng cao được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên nguồn cá Bống thệ hiện nay chủ yếu từ khai thác đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam Giang trong khi nhu cầu nguồn cung cá ngày càng tăng cao cùng việc những phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt như lưới mắt nhỏ lưới rê lưới kéo vẫn được sử dụng đã đẩy việc khai thác nguồn lợi này trên đầm phá quá mức có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt. Vì vậy việc nuôi trồng đối tượng này là vấn đề cấp .
đang nạp các trang xem trước