tailieunhanh - Hiện trạng và biến động các quần xã cỏ biển tại một số điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay rạn đá san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, ở giữa biển Đông. Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa được đánh giá là vùng có đa dạng sinh học biển cao vào bậc nhất hành tinh. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC QUẦN XÃ CỎ BIỂN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Cao Văn Lương Nguyễn Mạnh Linh Vũ Mạnh Hùng Đàm Đức Tiến Trần Đình Lân Viện Tài nguyên và Môi trường biển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email luongcv@ TÓM TẮT Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô cồn cát rạn đá ám tiêu san hô nói chung trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng tức rạn vòng hay rạn đá san hô vòng quot đảo quot san hô vòng và bãi ngầm rải rác từ 6 12 đến 12 00 vĩ Bắc và từ 111 30 đến 117 20 kinh Đông ở giữa biển Đông. Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa được đánh giá là vùng có đa dạng sinh học biển cao vào bậc nhất hành tinh. Tại vùng biển quần đảo Trường Sa có hai hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái cỏ biển. Năm 2019 trong khuôn khổ của đề tài 16-20 thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước đã khảo sát chi tiết 03 cụm điểm đảo với nội dung đánh giá lại hiện trạng hệ sinh thái san hô và hệ sinh thái cỏ biển. Báo cáo này là các kết quả mới nhất về thành phần loài diện tích và phạm vi phân bố của các quần xã cỏ biển tại một số điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ khóa Cỏ biển thành phần loài phân bố Trường Sa Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Đầu thế kỷ XX có một số cuộc khảo sát quần đảo Trường Sa bằng tàu De Lanessan do các nhà khoa học Pháp thực hiện vào trước Đại chiến Thế giới II. Các kết quả nghiên cứu đã lần lượt được công bố trong các báo cáo hàng năm của Viện Hải dương học Đông Dương thời gian 1933- 1937 . Sau thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh và sự tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia kể cả các nước đế quốc phương Tây đối với quần đảo Trường Sa nên các hoạt động khảo sát nghiên cứu hầu như bị ngừng lại. Từ đó đến năm 1975 hầu như không có công trình nào đáng kể ngoài sự tổng kết động vật đáy Đông Dương của Dawydoff 1952 và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.