tailieunhanh - Đặc điểm cấu trúc mặt móng trầm tích bồn trũng trung tâm biển Đông theo phân tích ngược 3D dị thường trọng lực hạ trường

Bài viết trình bày kết quả phân tích ngược 3D số liệu dị thường trọng lực nhằm xác định độ sâu mặt móng trầm tích khu vực bồn trũng Trung Tâm Biển Đông. Quy trình phân tích ngược được tính toán bằng thuật toán giải ngược trực tiếp của Parker 1972 và dị thường trọng lực được hạ trường xuống gần mặt đáy biển. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC MẶT MÓNG TRẦM TÍCH BỒN TRŨNG TRUNG TÂM BIỂN ĐÔNG THEO PHÂN TÍCH NGƯỢC 3D DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC HẠ TRƯỜNG Nguyễn Nhƣ Trung Trần Văn Kha Bùi Văn Nam Nguyễn Thị Thu Hƣơng Viện Địa chất và Địa vật lý biển Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email nntrung@ TÓM TẮT Bồn trũng Trung Tâm biển Đông BTTT là bồn trũng nước sâu có độ sâu đáy biển trung bình lên tới m. Dị thường trọng lực đo được trên mặt nước biển ở những khu vực này bị suy giảm do hiệu ứng nâng trường dẫn đến dị thường không phản ảnh chi tiết được các cấu trúc phía bài báo này các tác giả trình bày kết quả phân tích ngược 3D số liệu dị thường trọng lực nhằm xác định độ sâu mặt móng trầm tích khu vực bồn trũng Trung Tâm Biển Đông. Quy trình phân tích ngược được tính toán bằng thuật toán giải ngược trực tiếp của Parker 1972 và dị thường trọng lực được hạ trường xuống gần mặt đáy biển. Cấu trúc mặt móng trầm tích BTTTnhận được từ việc giải ngược số liệu hạ trường trọng lực có độ chi tiết và chính xác hơn so với việc giải ngược từ dị thường trọng lực trên mặt nước biển. Độ sâu mặt móng trầm tích xác định được thay đổi từ 4000 đến 6500 m và chiều dày trầm tích thay đồi từ và trăm mét ở khu vực núi ngầm đền 2000 mét ở khu vực thung lũng trục tách giãn. Dọc theo thung lũng trục tách giãn mặt địa hình gồ ghề và là nơi mặt móng hạ thấp nhất. Từ khóa Bài toán ngược trọng lực móng trầm tích hạ trường trọng lực vệ tính Biển Đông. 1. MỞ ĐẦU Bồn trũng Trung Tâm BTTT nằm ở trung tâm Biển Đông là một bồn trũng đại dương có diện tích khoảng 450 000 km2 và địa hình đáy biển tương đối phẳng và độ sâu nước biển trung bình là 4200 m. BTTT được phân chi làm ba phụ bồn là phụ bồn trũng Tây Bắc BTTB phụ bồn trũng Đông BTĐ và phụ bồn trũng Tây Nam BTTN hình 1a . Bồn trũng được hình thành do quá trình tách giãn đáy biển trong khoảng thời gian từ 33-15 triệu năm 4 1 . Do ảnh hưởng của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN