tailieunhanh - Bản chất magma và khoáng hóa vàng liên quan Tây Nam đới Trường Sơn, Việt Nam

Khu vực nghiên cứu là phần tiếp giáp với Lào và Cam Pu Chia, thuộc phía tây nam đới uốn nếp Trường Sơn. Hầu hết các thành tạo magma ở đây được xếp vào phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn với thành phần thạch học biến thiên từ gabro, gabrodiorit, granodiorite đến granit biotit-hornblend và granosyenit. Bài viết tập trung nghiên cứu về địa hóa, tuổi thành tạo của granitoid phức hệ BG-QS và khoáng hóa vàng liên quan. | Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Trái đất và Môi trường DOI BẢN CHẤT MAGMA VÀ KHOÁNG HÓA VÀNG LIÊN QUAN TÂY NAM ĐỚI TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM Nguyễn Thị Bích Thủy1 Phạm Trung Hiếu2 Nguyễn Thị Xuân1 Bùi Thế Anh1 Hồ Thị Thư1 Phạm Minh2 1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 2 Đại học Khoa học thành phố Hồ Chí Minh Email thuynguyendcks@ TÓM TẮT Khu vực nghiên cứu là phần tiếp giáp với Lào và Cam Pu Chia thuộc phía tây nam đới uốn nếp Trường Sơn. Hầu hết các thành tạo magma ở đây được xếp vào phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn với thành phần thạch học biến thiên từ gabro gabrodiorit granodiorite đến granit biotit-hornblend và granosyenit. Granitoid của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi cao kali mang đặc điểm granit kiểu I hay oxy hóa Fe2O3 FeOt gt 0 35-0 70 . Các mẫu phân tích có tỉ số 87Sr 86Sr i gt 0 712 εNd -3 1 -8 2 và tuổi mô hình TDM 1 1-1 4 tỉ năm. Đặc điểm địa hóa và thành phần đồng vị của các thành tạo magma phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn cho thấy chúng có nguồn gốc phù hợp với manti giàu loại II EM II và tuổi thành tạo xác định bằng đồng vị U-Pb zircon là 290-255 . Đặc điểm địa hóa của đá và quặng cũng như tổ hợp cộng sinh khoáng vật và kiểu đá biến đổi cho thấy quặng vàng khu vực nghiên cứu có liên quan về mặt không gian và nguồn gốc với magma phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn. Từ khóa Granitoid Bến Giằng-Quế Sơn đới uốn nếp Trường Sơn đồng vị U-Pb zircon Nd-Sr. 1. MỞ ĐẦU Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Tây Nam đới uốn nếp Trường Sơn là phần phía tây tiếp giáp biên giới Lào và Cam Pu Chia của đứt gãy Pô Cô theo phân chia của Dương Đức Kiêm 2 . Đứt gãy Pô Cô là một đứt gãy sâu đóng vai trò quan trọng trong bình đồ cấu trúc chung của khu vực quyết định phương cấu trúc á kinh tuyến của vùng nghiên cứu suốt từ nam Khâm Đức Quảng Nam đến Ngọc Hồi Kon Tum . Đứt gãy Pô Cô cũng là ranh giới giữa hai khối cấu trúc Ngọc Linh ở phía đông và Ngọc Hồi - Đăk Glei ở phía tây Hình 1 . Tham gia vào cấu trúc vùng nghiên cứu có các thành tạo đá biến chất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.