tailieunhanh - Rào cản đối với người tiêu dùng trẻ về việc chấp nhận và sử dụng Mobile Banking - Nghiên cứu tình huống tại thành phố Thanh Hóa

Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm duyệt các rào cản làm hạn chế việc chấp nhận và sử dụng Mobile Banking của người tiêu dùng trẻ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trên cơ sở nghiên cứu tình huống bằng điều tra bảng hỏi đối với 250 người tiêu dùng trẻ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tác giả đã cho thấy niềm tin, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội và hiệu quả mong đợi là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng Mobile Banking, ảnh hưởng xã hội và ý định có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ. Mời các bạn cùng tham khảo! | Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA quot CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG quot RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ VỀ VIỆC CHẤP NHẬN VÀ SỬ DỤNG Mobile Banking - NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA NCS. ThS. Trịnh Thị Thu Huyền1 TS. Đặng Anh Tuấn ThS. Bùi Đỗ Vân Viện Ngân hàng - Tài chính Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cách mạng công nghiệp là xu hướng phát triển của toàn cầu trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các sản phẩm dịch vụ là một đòi hỏi tất yếu của ngân hàng. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm duyệt các rào cản làm hạn chế việc chấp nhận và sử dụng Mobile Banking của người tiêu dùng trẻ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trên cơ sở nghiên cứu tình huống bằng điều tra bảng hỏi đối với 250 người tiêu dùng trẻ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tác giả đã cho thấy niềm tin nhận thức rủi ro ảnh hưởng xã hội và hiệu quả mong đợi là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng Mobile Banking ảnh hưởng xã hội và ý định có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy người tiêu dùng trẻ ở Thanh Hóa không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thuận lợi và sự dễ dàng sử dụng của Mobile Banking. Từ khóa ý định sử dụng Mobile Banking Unifed Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT niềm tin nhận thức rủi ro 1. Đặt vấn đề Nếu như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy thủy lực bằng hơi nước lần thứ hai là động cơ điện và dây truyền sản xuất hàng loạt lần thứ ba là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa thì lần thứ tư là kỷ nguyên vạn vật được kết nối bởi Internet. Cuộc cách mạng thứ tư là cuộc cách mạng nghiêng về các công nghệ số Internet và làm cho thế giới thực ngày càng trở thành một thế giới số. Theo GS. Klaus Schwab chủ tịch diễn đàn Kinh tế thế giới CMCN hiểu một cách ngắn gọn là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại xu hướng trao đổi dữ liệu công nghiệp chế tạo và sản xuất thông minh Nguyễn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN