tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hỗ trợ của cán bộ quản lí nhằm nâng cao trách nhiệm cho giáo viên trong việc thực hiện Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên về việc áp dụng thực hiện đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT; Thành lập tổ hỗ trợ thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT. | 1 1. Tên đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CHO GIÁO VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 30 2014 TT- BGDĐT 2. Đặt vấn đề Trong nhiều năm qua việc thực hiện đổi mới giáo dục chưa được chú trọng đúng mức nên ngoài những kết quả đạt được về quy mô về đa dạng hoá các loại hình đào tạo về xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện dạy học thì chất lượng giáo dục vẫn là một vấn đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất. Hiệu quả của đổi mới phương pháp giáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá còn chưa đồng bộ với đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học điều chỉnh quá trình dạy và học là động lực để đổi mới phương pháp dạy học góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ TW ngày 04 11 2013 của Ban chấp hành Trung ương Bộ Giáo dục và Đào tạo GD amp ĐT đã ban hành Thông tư số 30 2014 TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Mục đích của việc đánh giá là giúp giáo viên điều chỉnh đổi mới phương pháp hình thức tổ chức hoạt động dạy học hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học giáo dục. Bên cạnh đó kịp thời phát hiện những cố gắng tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn giúp đỡ đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động học tập rèn luyện của học sinh Tiếp đến giúp học sinh có khả năng tự đánh giá tham gia đánh giá tự học tự điều chỉnh cách học giao tiếp hợp tác có hứng thú học 2 tập và rèn luyện để tiến bộ. Các bậc cha mẹ học sinh sẽ tham gia đánh giá quá trình và kết quả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN