tailieunhanh - Chính sách đổi mới của Việt Nam: Tác động tới cộng đồng vùng cao và quản lý rừng bền vững

Bài báo "Chính sách đổi mới của Việt Nam: Tác động tới cộng đồng vùng cao và quản lý rừng bền vững" được xem như một nghiên cứu điểm, nhằm tạo cơ sở cho việc điều chỉnh những tác động vào hệ thống kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng phù hợp với hệ sinh thái nhân văn ở vùng cao Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM TÁC ĐỘNG TỚI CỘNG ĐỒNG VÙNG CAO VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Trần Thị Thu Hà Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Phạm Văn Điển Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Đặng Tùng Hoa Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Thu Huyền Văn phòng UNDP Việt Nam Trần Đức Viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Chính sách Đổi mới của Việt Nam ra đời từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã tạo ra sự chuyển dịch từ một nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường chuyển quyền sử dụng đất từ Nhà nước sang các chủ thể sử dụng đất. Một trong những mục tiêu chính của chính sách Đổi mới cho vùng cao là giảm mất rừng tăng cường quản lý rừng và đất rừng nhằm cải thiện sinh kế cho người dân. Chính sách này nhằm sử dụng tối ưu rừng và đất rừng bằng cách áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp cũng như chiến lược kết hợp các mục tiêu bảo tồn và phát triển ở vùng cao với hy vọng việc ban hành chính sách Đổi mới sẽ làm tăng thu nhập cho người dân giảm mất rừng và quản lý khu vực đất dốc bền vững. Thông qua dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn các bên có liên quan các nhóm mục tiêu và các hộ gia đình tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc Tây Nguyên và dữ liệu thứ cấp nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình thực hiện chính sách Đổi mới cho vùng cao vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu ban đầu đặt ra là cải thiện sinh kế cho người dân và quản lý rừng bền vững. Sinh kế của nhóm người dân trên chuẩn nghèo được cải thiện trong khi các sinh kế cho nhóm nghèo vẫn còn hạn chế. Tình trạng thiếu đất canh tác cũng như trình độ sản xuất các loại cây trồng mới còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo còn cao. Tính công bằng chưa cao trong giao quyền sử dụng đất cũng như cơ hội tiếp cận tài nguyên đã làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo. 136 Hơn nữa các chính sách Đổi mới cũng chưa phát huy các tập quán tri thức bản địa về quản trị tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc. Tổ chức thể chế còn yếu hiệu quả kém cũng như thiếu minh bạch trong hệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN