tailieunhanh - Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp

Để hướng tới việc tiếp cận dần với dạy học tích hợp trong môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biên soạn bài học lịch sử địa phương theo các chuyên đề trong đó đặc biệt chú trọng đến sử dụng kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Các bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ được đề xuất trên được biên soạn theo tinh thần đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo! | DHTH amp DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp TS. Hà Thị Lịch và TS. Trần Vân Anh Tóm tắt Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã chứng tỏ việc thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Vì thế việc vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử đại phương vốn là một yêu cầu cấp thiết đối với việc giáo dục toàn diện học sinh THPT hiện nay. Để hướng tới việc tiếp cận dần với dạy học tích hợp trong môn Lịch sử ở trường THPT chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biên soạn bài học lịch sử địa phương theo các chuyên đề trong đó đặc biệt chú trọng đến sử dụng kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Các bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ được đề xuất trên được biên soạn theo tinh thần đổi mới. 1. Đặt vấn đề Trong trường phổ thông bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc lịch sử địa phương có một vị trí quan trọng. Trước hết việc dạy học lịch sử địa phương chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê hương đất nước niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình đang sống từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Mặt khác dạy học Lịch sử địa phương còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn luyện các năng lực nhận thức đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế thực hành các công tác xã hội Để nâng cao chất lượng biên soạn và dạy học lịch sử địa phương GV có thể vận dụng một phương pháp dạy học có ưu thế trong dạy học lịch sử địa phương đó là dạy học tích hợp. 2. Nội dung Hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục hiện nay đều đồng thuận cho rằng tích hợp là một trong những xu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN