tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An

Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An và thực tế thực hiện chính sách giáo dục tại Trung tâm trong những năm qua, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, trợ giúp TEKT hòa nhập với cộng đồng và được thụ hưởng các chính sách giáo dục để TEKT có cơ hội phát triển. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HẢI HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỤY AN Ngành Chính sách công Mã số 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐẶNG THỊ HOA Hà Nội - 2020 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu đang thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững coi phát triển con người làm trọng tâm với mục tiêu Để không ai bị bỏ lại phía sau đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội bao gồm phụ nữ trẻ em và người khuyết tật Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Ở Việt Nam trẻ em khuyết tật thường được coi là những đứa trẻ bất bình thường đó là sự kì thị hiện hữu trong một số bộ phận người dân khiến cho những trẻ em này bị gạt ra ngoài lề xã hội. Vì phần lớn họ tin rằng các em không có khả năng đóng góp cho xã hội. Cho nên các em không được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tối thiểu như y tế giáo dục văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt do không được hưởng các cơ hội học tập không được đến trường nên các em thiếu kiến thức và kĩ năng sống kéo theo mất cơ hội việc làm và dần mất năng lực tham gia xã hội. Tại điều 7 Công ước về quyền người khuyết tật Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua 13 03 2007 có nêu. 1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác. 2. Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu. 3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó. 1 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN