tailieunhanh - Thông tư 01/2005/TT-BXD

Thông tư số 01/2005/TT-BXD về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà do Bộ Xây dựng ban hành, để hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. | BỘ XÂY DỰNG Số 01 2005 TT-BXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 21 tháng 01 năm 2005 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 126 2004 NĐ-CP NGÀY 26 5 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Căn cứ Nghị định số 36 2003 NĐ-CP ngày 04 3 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng Căn cứ Nghị định số 134 2003 NĐ-CP ngày 14 11 2003 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Căn cứ Nghị định số 126 2004 NĐ-CP ngày 26 5 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà sau đây gọi tắt là NĐ 126 Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 126 như sau 1. Phạt cảnh cáo Phạt cảnh cáo là hình thức phạt chính đối với hành vi vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ ví dụ như một hộ gia đình vừa đào móng có vi phạm khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện nhắc nhở đã tự giác đình chỉ hoàn trả lại mặt bằng người đổ rác đổ vật liệu phế thải không đúng quy định khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện nhắc nhở đã tự giác dọn sạch đổ đúng nơi quy định và một số vi phạm khác. Ngoài hình thức phạt cảnh cáo trong trường hợp cụ thể đối tượng vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại khoản 3 điều 5 NĐ 126. 2. Thẩm quyền cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 43 NĐ 126 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu ví dụ như - Hành vi lấp ao hồ mặt nước thì buộc hoàn trả lại ao hồ mặt nước như cũ - .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN