tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang

Đề tài thực hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết mới về cấu trúc rừng trên địa bàn tỉnh và đưa ra những giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm thúc đẩy phát triển rừng, nâng độ che phủ, góp phần thúc đẩy đa dạng hệ sinh thái rừng tại bốn huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh, một địa danh đã được UNESCO công nhận Công viên địa chất của toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - Tô Đức Hiện NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TẠI BỐN HUYỆN VÙNG CAO PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Trọng Bình Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo quý giá rừng không những là cơ sở của sự phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Song nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay hầu hết đều là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác lạm dụng đốt nương làm rẫy. Độ che phủ đã giảm từ 43 năm 1943 xuống 28 4 năm 1990 làm tăng các ảnh hưởng bất lợi của môi trường sống đối với con người như bão lũ hạn hán ô nhiễm không khí. Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đến năm 2009 diện tích rừng nước ta khoảng 13 2 triệu ha trong đó rừng tự nhiên là 10 3 triệu ha và rừng trồng là 2 7 triệu ha với độ che phủ chung của cả nước là 39 1 đất tự nhiên. Bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm các huyện Quản Bạ Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc. Những năm qua do việc khai thác và sử dụng quá mức công tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả dẫn đến diện tích có rừng bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê năm 2008 12 diện tích đất có rừng khoảng ha chiếm 55 song chủ yếu là rừng thứ sinh với chất lượng thấp. Những tác động của con người đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tồn tại và phát triển của rừng làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng. Sự mất rừng đã kéo theo sự suy thoái về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Do đặc điểm địa chất Karst khả năng giữ nước kém kèm theo hệ thống rừng bị suy giảm dẫn đến nơi đây thường xuyên thiếu trầm trọng nước sinh hoạt sản xuất. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.