tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cở sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang

Đề tài này nghiên cứu đánh giá được đặc điểm và hiệu quả phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại Bắc Giang theo mục đích tác động. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHAN THỊ HỒNG NHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI RỪNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ RỪNG SAU KHOANH NUÔI TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - SỐ LIỆU GỐC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI RỪNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ RỪNG SAU KHOANH NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với những đặc điểm thuận lợi về địa hình khí hậu như nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều. đã làm cho tính đa dạng sinh học ở Việt Nam tương đối cao. Trong đó phải kể tới sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng. Theo số liệu thống kê của ngành Lâm nghiệp cho thấy năm 1943 diện tích rừng nước ta vào khoảng 14 triệu ha độ che phủ 43 tính đến năm 1993 diện tích rừng chỉ còn 9 3 triệu ha trong đó có khoảng 8 25 triệu ha rừng tự nhiên và 1 05 triệu ha rừng trồng tương ứng với độ che phủ là 28 . Như vậy trong vòng 50 năm diện tích rừng đã bị giảm khoảng 5 triệu ha. Trong khi đó theo báo cáo của Cục Kiểm lâm năm 2008 có tới trên 60 diện tích rừng tự nhiên nước ta là rừng thứ sinh nghèo. Trong thời gian qua đã có rất nhiều chương trình và dự án như 661 dự án 327 PAM. nhằm phục hồi và phát triển rừng. Tính trung bình giai đoạn 2000 2007 hàng năm có trên 2 triệu ha rừng cả 3 loại rừng được đưa vào khoanh nuôi phục hồi và khoán bảo vệ đạt bình quân 140 so với kế hoạch Cục Lâm nghiệp 2009 . Mặc dù đã có những thành tựu nhất định về khoanh nuôi phục hồi rừng nhưng số lượng và chất lượng rừng vẫn còn kém do chưa có sự hiểu biết đúng đắn về đối tượng tác động và các quy luật tự nhiên của chúng. Bởi lẽ không phải bất cứ đối tượng nào đưa vào khoanh nuôi đều mang lại kết quả cao. Bắc Giang là một tỉnh miền núi với diện tích rừng tương đối lớn do không có kế hoạch khai thác hợp lý cho nên có rất nhiều khu rừng bị suy thoái trở thành rừng thứ sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN