tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Khảo nghiệm một số dòng vô tính Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Hàm Yên – Tuyên Quang

Đề tài này khảo nghiệm chọn ra được một số dòng Keo tai tượng năng suất cao phát triển tốt phù hợp với vùng nghiên cứu góp phần cải thiện giống cây trồng rừng nguyên liệu giấy phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng tại vùng Hàm Yên - Tuyên Quang nói riêng, tăng thêm bộ giống cây Keo tai tượng mới cho Quốc gia nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRẦN THỊ MAI ANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH KEO TAI TƯỢNG Acacia mangium TẠI HÀM YÊN TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRẦN THỊ MAI ANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH KEO TAI TƯỢNG Acacia mangium TẠI HÀM YÊN TUYÊN QUANG Chuyªn ngµnh L m häc M sè LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DƯƠNG MỘNG HÙNG Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của các chương trình cải thiện giống là thu nhận được một lượng đáng kể tăng thu di truyền càng nhanh càng tốt đồng thời duy trì được một vốn di truyền phong phú để bảo đảm tăng thu trong tương lai. Để nhận được những tăng thu như vậy phải dựa trên các phương pháp chọn lọc nhằm chọn ra những cá thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nhà chọn giống để dùng như những cây bố mẹ trong các chương trình chọn giống và sản xuất hạt. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ở Việt Nam nhóm loài Bạch đàn và Keo chiếm 60 diện tích trong đó diện tích trồng Keo chiếm 22 06 Keo tai tượng Acacia mangium Wild là loài cây có nhiều ưu điểm có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước và sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa tương đối cao. Năng suất có thể đạt 29m3 ha năm Phú Tân Bình Dương và 30m3 ha năm Mã Đà Đồng Nai trong khi đó rừng nhiệt đới tự nhiên chỉ đạt 2 3m3 ha năm. Chương trình cải thiện giống ở nước ta đang ở giai đoạn đầu cho một số giống nhập nội như Bạch đàn Keo và Thông. Gần 20 năm trở lại đây Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy NLG đã thiết lập một số thử nghiệm khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài kể trên. Sau đó là bước chọn cây trội và khảo nghiệm dòng. Đến nay đã chọn được 5 dòng Keo được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay các dòng Keo lai ưu trội đó đã được trồng khảo nghiệm trên diện rộng và cho năng suất rừng cao từ 17 - 20m3 ha năm. Song để tiệm cận với năng suất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.