tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum

Nội dung chính của luận văn là tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Quy luật phân bố theo đường kính của một số chỉ tiêu: số cây, số loài. Phân bố số cây, số loài theo chiều cao của tầng cây cao. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây. Nghiên cứu mạng hình phân bố cây trên mặt đất của tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HUỲNH VĂN CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây năm 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HUỲNH VĂN CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY TỈNH KON TUM Chuyên ngành LÂM HỌC Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học GS -TS. Vũ Tiến Hinh Hà Tây năm 2007 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng không chỉ có giá trị kinh tế và môi trường mà còn có ý nghĩa xã hội. Rừng có khả năng cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường sống bảo tồn nguồn gen tạo cảnh quan cung cấp nhiều lâm sản quý. Ngày nay phát triển và xây dựng rừng không chỉ là nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp mà còn là một vấn đề có ý nghĩa quy mô toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội quan điểm về mục tiêu sử dụng rừng ngày một đúng đắn hơn các biện pháp kinh doanh rừng ngày càng hoàn thiện. Song do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nên diện tích rừng ngày càng suy giảm một số loài cây quý hiếm có nguy cơ bị diệt vong hệ sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng môi trường sống bị đe doạ. Rừng tự nhiên nước ta đã thể hiện những đặc trưng cơ bản của rừng mưa nhiệt đới phần lớn là rừng thường xanh kín tán nhiều tầng hỗn giao nhiều loài cây với các loài cây gỗ chiếm ưu thế sinh trưởng và tái sinh liên tục. Nhưng do sức ép của sự tăng dân số nhu cầu của cuộc sống nên sự tác động vào rừng ngày càng tăng. Chính vì vậy rừng ngày càng bị suy giảm diện tích rừng thu hẹp tính đa dạng sinh học của rừng nghèo nàn một số loài thực vật quy hiếm có nguy cơ bị diệt vong khả năng cung cấp lâm sản và các lợi ích của rừng bị hạn chế. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có tiềm năng to lớn trong việc khôi phục và phát triển rừng theo hướng ổn định bền vững. Đó

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN