tailieunhanh - Phải chăng " lời chào cao hơn mâm cỗ "?

Phải chăng " lời chào cao hơn mâm cỗ "? Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác, lại còn lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào. Đối với các cụ già, khúm núm kính cẩn đứng lại "bẩm cụ ạ" thì cụ có cảm tình ngay nhưng đối với người lớp trung niên tân tiến mà làm như vậy thì người ta tưởng chế giễu "Đi qua nghiêng nón không chào" không phải. | Phải chăng lời chào cao hơn mâm cỗ Trong tiếng Việt từ chào thường đi đôi với từ hỏi và từ mời cách chào hỏi chào mời chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác lại còn lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào. Đối với các cụ già khúm núm kính cẩn đứng lại bẩm cụ ạ thì cụ có cảm tình ngay nhưng đối với người lớp trung niên tân tiến mà làm như vậy thì người ta tưởng chế giễu Đi qua nghiêng nón không chào không phải vì ghét nhau hờ hững với nhau mà vì quá yêu nhau bằng lời nói mà còn bằng khoé mắt nụ cười có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng. Chào hỏi đi đôi với nhau hỏi để chào ông khoẻ không ông đi đâu đấy Nhiều khi hỏi bâng quơ hỏi không cần trả lời nhưng nếu không chào hỏi thì ra điều lạnh nhạt khinh người. Chào mời đi đôi với nhau Cần phân biệt mời thực sự hay mời để thay lời chào. Nực cười Hành khách trên hai chiếc thuyền đi dọc sông ngược chiều nhau cũng mời nhau ăn cơm lời mời thuần tuý thay lời chào chứ có ai nhảy sang thuyền kia mà ăn đâu lời chào có thức sự cao hơn mâm cỗ không. Có khi không có mâm cỗ chỉ chào xuông e không ổn nhưng quả thực mâm cao cỗ đầy mà lời chào nhạt nhẽo khinh khi kiêu kỳ thì mâm cỗ cũng bỏ đi. Lời chào biểu hiện phong cách con người biểu hiện nề nếp của gia đình thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Song ở mỗi nơi một khác mỗi thời một khác. Ngày xưa chào bằng cách vái lạy ngày nay chào bằng cách bắt tay. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong câu hỏi Ai vái lạy ai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN