tailieunhanh - Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở việt nam thế kỷ xx qua góc nhìn của một người nghiên cứu
Nếu hiểu thi pháp học là học vấn về tiêu chuẩn của ngôn từ văn chương, thể thức, biện pháp tổ chức thể loại tác phẩm thì thi pháp học đã có ở Việt Nam từ những sáng tác đầu tiên trong sáng tác dân gian và văn học viết bằng chữ Hán, rồi được phản ánh vào các bộ tuyển thơ văn, bắt đầu từ Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên thế kỉ 15. Đó là một truyền thông thi pháp quy phạm, bất biến và quy phạm hoá. Trải qua 10 thế kỉ, đến đầu thế kỉ 20 nước ta mới. | Thi pháp học Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của Nga hay phương Tây, song khi vào Việt Nam, xét trên một số đóng góp chủ yếu, nó đã có sáng tạo rõ rệt, hoàn toàn không phải là sao chép. Một số công trình nặng tính sao chép, lệ thuộc máy móc vào phương pháp của nước ngoài tỏ ra là nhạt nhẽo, bất cập. Xét về phương pháp, tuy khuynh hướng có chỗ khác nhau, song về đại thể hầu hết nghiên cứu thi pháp, phong cách đều có cách tiếp cận chung khá thống nhất là xét tần xuất để xác định hiện tượng độc đáo, sau đó xây dựng mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các hiện tượng tìm được về mặt quan niệm của thời đại và của tác giả. Đó là cách tiếp cận khách quan. So sánh cách tiếp cận của Trần Đình Sử, Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Lai Thuý đều cho thấy cái chung đó. Cũng từ đó có thể thấy thi pháp học, phong cách học Việt Nam vẫn đi theo phương hướng chủ yêú của lí thuyết cấu trúc, hệ thống, chưa bước sang giai đoạn giải cấu trúc và hậu hiện đại. Mặc dù ở phương Tây đã có tiếng hô lên “tác giả đã chết”, song ở thi pháp học Việt Nam tác giả vẫn còn ở vị trí trung tâm. Tính đa nghĩa của văn học và tính dân chủ trong tiếp nhận đã được thừa nhận, song trong nghiên cứu thi pháp, xu hướng lí giải độc tôn vẫn còn bám riết lấy một số tác giả như một nhu cầu tự đề cao.
đang nạp các trang xem trước