tailieunhanh - Sự giúp đỡ của Liên Xô trong đào tạo lưu học sinh Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Bài viết làm rõ cơ sở pháp lí của việc Liên Xô giúp đỡ đào tạo các LHS Việt Nam (1954 – 1975); Phân tích số lượng, chất lượng của các LHS được đào tạo tại Liên Xô trong giai đoạn 1954 - 1975, đánh giá hiệu quả, cũng như ảnh hưởng của sự giúp đỡ này đối với Việt Nam không chỉ đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà cả trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 2 pp. 161-168 This paper is available online at http SỰ GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ TRONG ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 Nguyễn Duy Phương Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo Liên Xô đã dành nhiều sự giúp đỡ cho Việt Nam nhất là trong đào tạo lưu học sinh LHS- Lưu học sinh ở đây là gọi chung cho tất cả những người Việt Nam đến học tại Liên Xô ở tất cả các cấp học trong những năm 1954 1975 tuy nhiên vấn đề này ít được các nhà khoa học tập trung đi sâu phân tích. Với nguồn tư liệu là các văn kiện ngoại giao các kế hoạch báo cáo. bài viết làm rõ cơ sở pháp lí của việc Liên Xô giúp đỡ đào tạo các LHS Việt Nam 1954 1975 phân tích số lượng chất lượng của các LHS được đào tạo tại Liên Xô trong giai đoạn 1954 - 1975 đánh giá hiệu quả cũng như ảnh hưởng của sự giúp đỡ này đối với Việt Nam không chỉ đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà cả trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Từ khóa Liên Xô Việt Nam lưu học sinh chiến tranh Việt Nam giáo dục. 1. Mở đầu Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 21 7 1954 Hiệp định Genève về Đông Dương được kí kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi đưa Miền Bắc Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Để đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật nhiều về số lượng và tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy bên cạnh nâng cao công tác giáo dục đào tạo trong nước Việt Nam đã thúc đẩy việc gửi cán bộ học sinh đi học tập nghiên cứu ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Liên Xô người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa đã luôn là nước tiếp nhận các lưu học sinh Việt Nam nhiều nhất cũng như dành nhiều sự giúp đỡ cho hoạt động giáo dục đào tạo của Việt Nam trong suốt những năm 1954 đến năm 1975. Sự giúp đỡ này đã được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.