tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 2 đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Môn Tiếng Việt Cấp học Tiểu học Tên tác giả Vũ Thị Hoàng Oanh Đơn vị công tác Trường Tiểu học Trung Tự Chức vụ Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2018 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 3 V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 3 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 B. NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 II THỰC TRẠNG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5 III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 6 Biện pháp thứ nhất Khảo sát phân loại học sinh qua từng giai đoạn 6 Biện pháp thứ hai Chuẩn bị chu đáo cho giờ học 7 Biện pháp thứ ba Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm 8 Biện pháp thứ tư Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ 10 Biện pháp thứ năm Rèn kỹ năng đọc ngắt nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh 11 Biện pháp thứ sáu Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập 13 IV KẾT QUẢ 15 V MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA 17 C. KẾT LUẬN 23 I. KẾT LUẬN 26 II. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1 28 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN