tailieunhanh - Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Mục tiêu của nghiên cứu hướng tới phát triển một mô hình đánh giá “tính hiệu quả” của hoạt động sản xuất nông nghiệp sao cho: (i) phản ánh nhiều khía cạnh đánh giá của thông tin trong không gian; (ii) kết quả đánh giá có tính khách quan và chính xác cao; (iii) có khả năng kết hợp nhiều nhóm chỉ tiêu/dữ liệu định tính và định lượng. | Nghiên cứu khoa học công nghệ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN CÂY LÚA TẠI HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH NGUYỄN TRỌNG ĐỢI 1 NGUYỄN CAO HUẦN 2 TRẦN VĂN TUẤN 2 PHẠM MINH TÂM 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế đô thị hóa công nghiệp hóa và gia tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển hàng loạt vấn đề như ô nhiễm môi trường suy thoái chất lượng hệ sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học. trở thành thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững 1 . Điển hình là tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo chi phí phát sinh từ quá trình hủy hoại sinh thái 2 phá hủy sự cân bằng giữa lợi ích của môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất 3 . Điều này làm cho nhu cầu duy trì tính bền vững của mục tiêu bảo vệ sinh thái và tăng trưởng kinh tế cũng như đánh giá tính hiệu quả mối quan hệ đó trong thực tiễn trở nên hết sức cấp thiết. Để thực hiện được điều đó lý thuyết kinh tế sinh thái trở thành tiền đề cho quá trình đánh giá tính hiệu quả khi đặt hệ thống kinh tế trong hệ thống sinh thái toàn cầu nhằm i xác định giới hạn tự nhiên cho mục tiêu phát triển 4 ii phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường 5 iii cho phép đánh giá theo thời gian 6 iv hướng tới giải quyết dựa trên các đánh giá tích hợp đa lĩnh vực liên ngành 7 . Tuy nhiên mối quan hệ qua lại giữa đặc trưng sinh thái và kinh tế - xã hội trong vấn đề ra quyết định phục vụ quy hoạch sản xuất tồn tại nhiều khó khăn do mối quan hệ hai chiều với đặc thù đánh giá khác nhau 3 do phương án cân bằng phải xuất phát từ những khác biệt của đối tượng được đánh giá phân bố trong không gian 8 và thiếu phương thức chuyển đổi qua lại giữa các nhóm yếu tố đánh giá nên không phản ánh được yếu tố chi phối kết quả tổng hợp 9 . Điều này gây khó khăn trong việc định lượng nhiều nhóm thông tin phức tạp cũng như phản ánh chính xác những thay đổi của kết quả đánh giá khi các yếu tố thành phần thay đổi liên tục. Về phương pháp cách tiếp cận từ các mô hình ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN