tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, vườn quốc gia Cát Tiên

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định hiện trạng quần thể tê giác một sừng java và quần thể bò tót ở khu vực Cát Lộc. Xác định một số đặc điểm sinh thái của tê giác một sừng java và bò tót ở khu vực Cát Lộc. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BẠCH THANH HẢI NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN THỂ BÒ TÓT Bos gaurus VÀ QUẦN THỂ TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA Rhinoceros sondaicus Ở KHU VỰC CÁT LỘC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại chúng cần được bảo vệ để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày nay cũng như cho các thế hệ mai sau. Một phương thức hợp lý sáng suốt và đạt hiệu quả nhất để thực hiện công tác này là xây dựng các khu rừng đặc dụng và quản lý hợp lý chúng đó là cốt yếu để đảm bảo sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên Jonhsingh 1994 . Các khu rừng đặc dụng đảm bảo cho việc duy trì các hệ sinh thái các loài tính đa dạng về gen và các quá trình sinh thái di truyền. Ngoài ra chúng còn giúp duy trì tính đa dạng về văn hóa. Các khu rừng đặc dụng cũng đảm bảo cho sự cân bằng hệ sinh thái duy trì các quy luật nhân tạo và tự nhiên giúp cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên giảm được các thảm họa môi trường và khôi phục các cảnh quan tự nhiên. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học ở Việt Nam và trong khu vực nổi bật là hệ sinh thái rừng kín ẩm nhiệt đới thường xanh độ cao so với mặt nước biển thấp nhất dưới 115m và cao nhất 626m. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong hệ thống các Vùng sinh thái Global 2000 của WWF các vùng sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới đồng thời là những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới cũng như trong hệ thống các Khu dự trữ sinh quyển Biosphere Reserves thuộc Chương trình MAB của UNESCO năm 2001. Nhờ vào sự ưu ái của điều kiện tự nhiên các dạng sinh cảnh và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên đang trở thành một trong những nơi trú ngụ cuối cùng của nhiều loài thú lớn ở Việt Nam như tê giác một sừng Java Rhinoceros sondaicus voi châu á Elephas maximus bò tót Bos gaurus và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN