tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình và đề xuất giải pháp phủ xanh

Mục tiêu của luận văn nhằm nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân, đánh giá tiềm năng và khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; thống kê và đánh giá hiệu quả của các mô hình làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRỊNH THỊ TRANG NHUNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỦ XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRỊNH THỊ TRANG NHUNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỦ XANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ ĐỒNG TẤN HÀ NỘI - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống và nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Giữ đất giữ nước điều hoà khí hậu phòng chống ô nhiễm và thiên tai là những tác dụng chính của rừng. Vì vậy cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã coi tác dụng bảo vệ môi trường của rừng lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển đặc biệt là nạn chặt phá rừng bừa bãi. Tình hình đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như rừng và đất rừng bị cạn kiệt nhanh chóng môi trường rừng nói riêng và môi trường sống nói chung bị suy thoái nghiêm trọng. Thảm thực vật rừng thoái hoá kéo theo quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi. Đất rừng ở nhều nơi bị hoang hóa trở thành những vùng đất trống đồi trọc giảm sức sản xuất của đất. Thực tế cho thấy ở nhiều vùng đất trống trọc rộng lớn ở vùng nhiệt đới châu Á châu Phi và châu Mỹ La-tinh hiện nay đều có nguồn gốc từ rừng do các hoạt động khai thác và sử dụng quá mức của con người tạo nên. Trên những vùng đất đó tiềm năng sẳn xuất đều giảm năng suất cây trồng không cao chức năng bảo vệ đất bảo vệ môi trường cũng bị suy giảm. Các nhà khoa học đã nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa như thiên tai bão lụt và hạn hán. Theo số liệu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.