tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Phân lập một số chủng vi khuẩn quang hợp từ các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân lập một số chủng vi khuẩn quang hợp tía có tiềm năng làm chế phẩm sinh học để phân giải các hợp chất hữu cơ, giảm hàm lượng các loại khí độc, giảm ô nhiễm môi trường từ đó tăng hiệu quả cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Thừa thiên Huế nói riêng và trong cả nước nói chung. | i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế ngày tháng 7 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Sỹ PDF Watermark Remover DEMO Purchase from to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phước đã tận tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện cho em học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Các thầy giáo cô giáo Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ và truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Ban giám đốc Trung tâm giống thủy sản Quảng Bình các anh chị các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Thừa Thiên Huế ngày tháng 7 năm 2016 Tác giả Nguyễn Văn Sỹ PDF Watermark Remover DEMO Purchase from to remove the waterma iii TÓM TẮT Vi khuẩn quang hợp Phototropic bacteria là một nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải NH3 và H2S dưới tác dụng ánh sáng mặt trời trong điều kiện kỵ khí nên có thể sử dụng để xử lý ô nhiễm trong các ao nuôi tôm. Nghiên cứu này đã phân lập được 8 chủng vi khuẩn quang hợp từ bùn các ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau quá trình nuôi cấy trên môi trường DSMZ 27 lỏng trong điều kiện kỵ khí chiếu sáng liên tục đã lựa chọn được 2 chủng có mức độ tích lũy sinh khối cao nhất được ký hiệu DL11 PH21 để tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh hoá sinh lý và khả năng chuyển hoá lưu huỳnh. Quan sát đặc điểm hình thái sinh lý sinh hoá của hai chủng vi khuẩn quang hợp cho thấy khuẩn lạc của chủng DL11 có màu cam nâu và khuẩn lạc chủng PH21 có màu vàng. Cả .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN