tailieunhanh - Thiết kế tình huống xuất phát trong dạy Học hóa học theo phương pháp bàn tay nặn bột nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phương pháp Bàn tay nặn bột và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở, bài báo này sẽ làm rõ các vấn đề sau: Tiêu chuẩn của một tình huống xuất phát tốt. Quy trình thiết kế tình huống xuất phát. Mời các bạn tham khảo! | THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ThS. NCS. Lê Thị Đặng Chi1 . Trần Trung Ninh2 Tóm tắt Thiết kế tình huống xuất phát là một nhiệm vụ khó khăn trong việc triển khai phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột. Quan niệm ban đầu chỉ được học sinh bộc lộ khi giáo viên tạo ra được một tình huống xuất phát tốt đặt các em vào trạng thái có vấn đề có nhu cầu cần giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phương pháp Bàn tay nặn bột và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Trung học cơ sở bài báo này sẽ làm rõ các vấn đề sau - Tiêu chuẩn của một tình huống xuất phát tốt. - Quy trình thiết kế tình huống xuất phát. - Các hướng thiết kế tình huống xuất phát trong dạy học hóa học ở trường Trung học cơ sở theo phương pháp Bàn tay nặn bột nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Từ khóa Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo Dạy học hóa học Bàn tay nặn bột Tình huống xuất phát. 1. Mở đầu Phương pháp PP bàn tay nặn bột BTNB tiếng Pháp là La main à la pâte LAMAP tiếng Anh là Hands-on là phương pháp dạy học PPDH các nội dung khoa học KH dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu áp dụng cho việc dạy học DH các môn KH tự nhiên. PP này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak Giải Nobel Vật lý năm 1992 . PP BTNB tạo cho học sinh HS tích cực chủ động trong học tập HT . HS phải tự đề xuất giả thuyết KH tự làm thực nghiệm để kiểm chứng và tự xây dựng các kiến thức. HS tiếp cận tri thức KH như quá trình nghiên cứu của chính bản thân. HS được trình bày và bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể qua 1 Khoa Hóa học Trường Đại học Quy Nhơn. ĐT 0983522318 Email lethidangchi@. 2 Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ĐT 0912488601 Email trantrungninh@. Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 321 đó phát triển những năng lực NL quan trọng đặc biệt là NL GQVĐVST đây là một trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    252    0    28-04-2024
19    229    0    28-04-2024
10    157    0    28-04-2024
15    184    0    28-04-2024
3    125    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.